Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Ngọc Hà đầu tư dây chuyền giết mổ lợn hiện đại, nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Ngọc Hà đầu tư dây chuyền giết mổ lợn hiện đại, nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Nhà nước và quy hoạch của UBND thành phố, từ ngày 15/4/2010, lò giết mổ tập trung được đạt tại xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù chủ doanh nghiệp đã có nhiều ưu đãi đối với các hộ đưa gia súc vào giết mổ tại lò, nhưng sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động mới chỉ có 1 hộ tự nguyện đưa lợn vào mổ tại lò với số lượng 2 – 3 con /ngày.

 

Theo báo cáo của Trạm Thú y thành phố, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố tiêu thụ trên 13 tấn thịt lợn, trong đó, lượng thịt được giết mổ tại địa phương mới chỉ đáp ứng được khoảng 10 tấn thịt lợn. Lượng thịt còn lại từ các huyện và tỉnh Phú Thọ đưa về. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 20 cơ sở giết mổ gia súc, tập trung chủ yếu ở phường Hữu Nghị, Chăm Mát và gần 50 điểm giết mổ gia cầm tại các chợ. Bình quân mỗi ngày các cơ sở trên giết khoảng trên dưới 200 con lợn và hàng trăm con gia cầm. Các điểm giết mổ gia súc thường bắt đầu hoạt động từ 2 – 5 giờ sáng và đầu giờ chiều mỗi ngày. Hầu hết các điểm giết mổ trên đều không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra thực tế các điểm trên đều không có hệ thống xử lý chất thải và các thiết bị tối thiểu, gia súc sau khi giết mổ thường bị vứt nằm ngay trên mặt sàn, cạnh nguồn nước thảI, gia cầm sống… Nước thải trong qua trình giết mổ thường được xả trực tiếp xuống cống, rãnh và ao hồ, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân xung quanh.

 

Ông Phạm Ngọc Hà, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Ngọc Hà cho biết: Được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, đơn vị đã đầu tư trên 7 tỷ đồng để xây dựng lò giết mổ tập trung tại xã Sủ Ngòi. Cơ sở này nằm cách xa khu dân cư, có diện tích 4.939 m2, trong đó xưởng giết mổ rộng 600 m2, toàn bộ dây truyền giết mổ được thiết kế hiện đại và được đầu tư hệ thống hầm biogas xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là mô hình giết mổ theo công thức bán công nghiệp và là lò giết mổ tập trung có quy hoạch đầu tiên của tỉnh. Theo kế hoạch, khi cơ sở này đi vào hoạt động ổn định sẽ tập trung tất cả gia súc trên địa bàn thành phố đưa vào đây để giết mổ theo đúng quy định với công suất 300 – 400 con /ngày. Thời gian hoạt động từ 2 – 6 giờ sáng và 1 – 3 giờ chiều. Gia súc được giết mổ tại lò sẽ được cán bộ thú y kiểm dịch trước, trong và sau mổ và sẽ được đóng dấu kiểm dịch trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 1 hộ ở tổ 18, phường Đồng Tiến đưa lợn vào giết mổ tại lò, nhưng với số lượng chỉ từ 2-3 con/ngày, trong khi đó, số lợn bình quân giết trong ngày lại trên 200 con. Vì vậy, sau hơn 3 tháng lò giết mổ tập trung đi vào hoạt động vẫn gần như đứng yên mà chưa phát huy được hiệu quả.

 

Lý giải về việc không chấp hành đưa lợn vào lò giết mổ tập trung theo quy định của UBND thành phố, hầu hết các hộ giết mổ nhỏ lẻ này đều cho rằng phí giết mổ cao, việc vận chuyển tới điểm giết mổ lại quá xa so với giết mổ ngay gần nhà, thêm vào đó, người dân đã quen với phương pháp giết mổ thủ công nên không thích đưa lợn vào giết mổ theo mô hình bán chuyên nghiệp.

 

Tuy nhiên, theo ông Ngô Công Vinh, Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố: Hiện nay thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành 127 kiểm tra việc chấp pháp luật và các quy định của Nhà nước trong kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện tăng cường kiểm tra từ 1/7/2010, trong tháng 7/2010 đoàn kiểm tra chủ yếu lập biên bản nhắc nhở, đôn đốc yêu cầu các chủ giết mổ chấp hành quy định đưa heo vào lò giết mổ tập trung. Từ 1/8 trở đi, đoàn kiểm tra sẽ xử lý vi phạm theo Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y và theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời các chủ cơ sở nào không chấp hành sẽ không được đóng dấu kiểm dịch trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

 

                                                                                    

                                                                                Đỗ Hà

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục