Thời gian qua, dư luận rất bất bình về một vụ án kinh tế liên quan đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Các đối tượng trong vụ án này đã dùng các hợp đồng giả mạo để giao dịch làm ăn, qua mặt cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, hành vi này đã gây thiệt hại của Nhà nước hơn 2,7 triệu USD.

 

Liên quan đến vụ án này, mới đây, cơ quan CSĐT Công an TP HCM cũng đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND TP HCM đề nghị truy tố 4 đối tượng nguyên là lãnh đạo, cán bộ của Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (gọi tắt Cofidec), đề nghị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật…

Trước khi xuất lô hàng đầu tiên cho Công ty Ocean Reserve, Công ty Cofidec đã có nhiều văn bản gửi Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) xin chủ trương xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ. Về vấn đề này, Satra đã có cuộc họp với Cofidec về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, đồng thời đề nghị 2 giải pháp để tháo gỡ khó khăn là "Cofidec tiếp tục trao đổi với các bạn hàng nhập khẩu truyền thống của Mỹ để cùng thống nhất việc tổ chức hoạt động mua bán thông qua một pháp nhân mới được thành lập tại Mỹ. Đồng thời, Cofidec khảo sát và tính toán kỹ khả năng xuất khẩu thông qua Cảng của một nước thứ ba".

Sau đó, Cofidec có Công văn số 141/KHTH-CF gửi Tổng Công ty Satra về phương án xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ thông qua công ty trung gian và xin chủ trương của Satra. Theo phương án này thì các nhà nhập khẩu mua hàng của Cofidec thông qua hợp đồng thương mại, thanh toán D/A (chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ) trong vòng 60-90 ngày.

Tuy nhiên, Tổng Công ty Satra không chỉ đạo hoặc phê duyệt cho phép Công ty Cofidec xuất khẩu tôm đông lạnh qua nước trung gian theo phương án được nêu trong Văn bản số 141/KHTH-CF của Cofidec. Satra cũng lưu ý "phương thức thanh toán DA là phương thức thanh toán mà phần rủi ro hoàn toàn thuộc về người bán và thường chỉ áp dụng giữa các đối tác có quan hệ chặt chẽ và gần nhu tin tưởng nhau tuyệt đối". Thế nhưng, một số lãnh đạo, cán bộ của Cofidec vẫn tự liên kết với các công ty nước ngoài làm công ty trung gian để xuất khẩu tôm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Việc làm giả các hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại Cofidec gây thất thoát của Nhà nước hơn 2,7 triệu USD.

Để "phù phép" các hợp đồng ký gửi (không được thông quan) thành các hợp đồng xuất khẩu để được Hải quan chấp thuận làm thủ tục thông quan, đưa hàng hóa ra nước ngoài bán, Võ Huệ Trân và Nguyễn Thanh Xuân - Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty Cofidec đã làm giả các hợp đồng mua bán với Công ty Ocean Reserve, KTT Enterprise (Singapore) và Công ty Pacific King. Để có các thông tin thực hiện hợp đồng giả, thì khi có lô hàng phải xuất ra nước ngoài cho các công ty trên, bộ phận Phòng Kế hoạch - Tổng hợp báo cho Ngô Ngọc Sơn - Phó Phòng XNK biết về các loại tôm xuất khẩu trong các container đó cũng như giá cả, kích cỡ, số lượng của từng loại.

Sau khi đã có các thông số cần thiết, Ngô Ngọc Sơn điền vào các hợp đồng kinh tế với các công ty này. Hợp đồng kinh tế sau khi thảo xong, Sơn ký giả chữ ký Giám đốc các công ty trên (khách hàng) rồi photocopy lại hợp đồng này trình Võ Huệ Trân ký chính thức để làm thủ tục thông quan. Cũng để qua mặt Hải quan, phía trên các hợp đồng giả này, Sơn cũng "thiết kế" có các thông tin giống hệt như hợp đồng được ký qua fax.

Còn với lượng hàng tôm đông lạnh còn tồn kho, mặc dù biết rất rõ là phải gia công chế biến để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhưng Nguyễn Thanh Xuân lại chỉ đạo nhập khẩu số lượng lớn tôm đông lạnh nhưng không chế biến sản xuất, mà chỉ thay bao bì, nhãn mác, rồi xuất khẩu theo hình thức làm giả hợp đồng kinh tế mua bán.

Điều đáng nói nữa là trong thời điểm các nhà nhập khẩu Mỹ ngưng mua hàng tôm từ 6 nước, trong đó có Việt Nam do vụ kiện chống bán phá giá tôm, nhưng Nguyễn Thanh Xuân, Võ Huệ Trân, Ngô Ngọc Sơn và Đặng Hữu Thịnh (Trưởng phòng XNK), vẫn tìm mọi cách để xuất sang Mỹ số lượng lớn tôm đông lạnh. Nghiêm trọng hơn, việc thanh toán theo phương thức D/A mặc dù đã từng bị cảnh báo là có nhiều rủi ro nhưng Cofidec vẫn cứ áp dụng và hậu quả cũng đã xảy ra.

Như vậy, thông qua các hợp đồng ký gửi được ngụy tạo bằng các hợp đồng mua bán tôm đông lạnh và các hợp đồng kinh tế để xuất bán với các công ty nước ngoài. Đến nay, số tiền nợ của những đơn vị này không có khả năng thu hồi lên đến hơn 2,7 triệu USD.

Được biết, tôm xuất khẩu cho nước ngoài, phần lớn Cofidec nhập khẩu từ 2 công ty của Trung Quốc (nguyên liệu trong nước sử dụng rất ít). Để che giấu số tiền bị chiếm đoạt bởi các hợp đồng ký gửi không thu tiền được cũng như việc chiếm dụng tiền thanh toán cho 2 công ty của Trung Quốc, Nguyễn Thanh Xuân đã lập hồ sơ giả để cấn trừ nợ hơn 384.575 USD giữa Cofidec với Công ty Pacific King (Mỹ) và Công ty Fuqing City Dongyi (Trung Quốc), nhưng hành vi này cũng bị phát hiện...

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục