Xã Yên Lập, Cao Phong phát triển cây mía hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân

Xã Yên Lập, Cao Phong phát triển cây mía hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân

(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng 3 của huyện Cao Phong, nhân dân có truyền thống cần cù lao động, chịu thương, chịu khó. Song từ lâu, cái đói, cái nghèo vẫn níu chân người dân.

 

Một mặt do điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều, kết cấu hạ tầng yếu kém; mặt khác do thiếu vốn đầu tư cho phát triển, chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, nhất là sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế vì vậy tỉ lệ hộ đói nghèo luôn ở mức cao trên 50%.

 

Thực trạng trên đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền Yên Lập phải đổi mới nhận thức trong lãnh đạo, điều hành. Phát huy nội lực, trên cơ sở điều kiện, tiềm năng của địa phương, tìm hướng phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo vì cuộc sống của 465 hộ với 2.086 nhân khẩu trong xã. Trong những năm qua, cấp uỷ chính quyền xác định đặt lên hàng đầu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm vì vậy vấn đề áp dụng KHKT vào sản xuất là rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao để phục vụ tại chỗ và cung cấp ra thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Xã tập trung phát triển cây công nghiệp, cây lương thực như mía, ngô, khoai, sắn; sử dụng phụ phẩm của cây lương thực cung cấp thức ăn tại chỗ cho gia súc, gia cầm. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng của Yên Lập là 290 ha trong đó cây lương thực 204 ha, cây công nghiệp 86 ha, tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 700 tấn.

 

Để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá xã chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì vậy nhiều năm qua xã đã sử dụng có hiệu quả các chương trình đầu tư của nhà nước phục vụ khai hoang, thuỷ lợi, điện, đường giao thông nông thôn…với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thu nhập”. Những năm qua, xã đã tích cực vận động nhân dân tham gia chiến dịch toàn dân làm giao thuỷ lợi, huy động nhân dân tham gia hàng chục ngàn ngày công lao động tu sửa nạo vét hàng chục km kênh mương ở các xóm, đảm bảo đủ nước tưới tiêu. Hiện trên địa bàn xã có 6 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, trên 3 km kênh mương được kiên cố với mức đầu tư trên 2 tỉ đồng đang được sử dụng có hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể đã đứng ra tín chấp cho các hộ gia đình nghèo vay vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế.

 

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở thế mạnh địa phương chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp. Đảng bộ xã xác định trước hết phá thế độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi bằng cách tăng vụ, đưa giống mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn về kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm, tập trung đầu tư thâm canh lúa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao; tập trung trồng các giống ngô lai; phát triển trồng cây mía tím... Ngoài các cây chủ lực là lúa, ngô, mía, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện, nhân dân trong xã vay vốn đẩy mạnh đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn gia cầm.

 

Cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, tổ chức tốt các dịch vụ sản xuất là việc chuyển đổi mạnh mẽ trong trồng trọt và chăn nuôi đó là hai khâu đột phá nhằm xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên no ấm  trong xã. Kiên trì đổi mới trong lãnh đạo, nhờ tích cực vận động, hướng dẫn bà con sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo đói, vươn lên khá giả. Đến nay, xã đã giảm được hộ nghèo xuống còn 25,6%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2 triệu đồng (năm 2005) lên 5,5 triệu đồng/người/năm (năm 2009).

 

 

                                                                                      Đinh Thắng.

 

Các tin khác


Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục