Tại các chợ huyện hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng phẩm cấp thấp.

Tại các chợ huyện hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng phẩm cấp thấp.

(HBĐT) - Tính cho đến thời điểm này, đã qua 1 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chưa có con số thống kê chính xác những giá trị kinh tế do nó mang lại, song có một điều không thể phủ nhận, đây là chủ trương được các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước mong chờ hơn cả.

 

“Nằm trong nhóm các giải pháp kích cầu tiêu dùng, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối mặt với khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008- 2009. Thực hiện chủ trương này, Bộ Công thương đã đưa ra chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” hướng đến tiếp cận thị trường chiếm hơn 70% dân số nhưng lâu nay vẫn bị phần lớn các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ. Nắm vững chủ trương đó, thời gian vừa qua, Sở Công thương tỉnh mà trực tiếp là Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch đã tiến hành thực hiện chương trình đưa hàng nội về nông thôn tại 2 huyện: Lạc Sơn và Kim Bôi. Tuy đã có những tác động nhất định đến nhận thức của người dân về hàng trong nước song cũng phải khẳng định con đường đưa hàng nội về nông thôn vẫn còn không ít gian nan…” Ông Hoàng Xuân Tiến- Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch cho biết.

 

Náo nức phiên chợ Việt

 

Trong vòng 4 ngày từ 24-27/6/2010, phối hợp với Trung tâm xúc tiến TM&DL (Sở Công thương), Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) với tư cách là đơn vị tổ chức đã tiến hành thực hiện chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi. Chương trình đã thu hút được trên 20 doanh nghiệp trong nước tham gia. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Vissan; Công ty Nutifood; Công ty Namilux; Công ty Lix; Công ty Dược phẩm Trapharco; Cháo sen Bát Bảo… Việc giám sát được tiến hành ngay từ khâu lựa chọn doanh nghiệp tham gia nên có thể khẳng định, hàng hóa đưa về hội chợ chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao do chính các nhà sản xuất trực tiếp mang đến.

 

Người dân tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), thị trấn Bo (Kim Bôi) và các vùng lân cận không giấu nổi niềm vui khi “bỗng dưng” có một hội chợ hàng Việt Nam được tổ chức ngay gần nhà mình. Bà Phùng Thị Vân (Số nhà 2, Khu Thống Nhất, TT Bo, huyện Kim Bôi) cho biết: “Trước kia, muốn mua những đồ được bày bán ở đây, nhiều khi chúng tôi phải đi một quãng đường rất xa. Hội chợ được tổ chức người dân được hưởng rất nhiều tiện ích. Đấy là chưa kể đến chất lượng hàng hóa rất đảm bảo.” Có lẽ đây cũng là tâm lý chung của rất nhiều người dân nơi đây nên một cảnh tượng dễ thấy là bà con không ai đi hội chợ ra về mà không “tay xách, nách mang”hàng hóa.  

 

Ông Hoàng Xuân Tiến cho biết thêm: Cảm nhận của những người đứng ra tổ chức hội chợ hàng Việt đó là: Dường như 2 ngày cho mỗi huyện Lạc Sơn và Kim Bôi không đủ thỏa mãn sức mua của người dân nơi đây và các địa bàn lân cận. Nhân viên bán hàng của các hãng phải làm việc liên tục trong suốt thời gian mở cửa hội chợ. Thậm chí có những trưởng đại diện gian hàng phải trực tiếp tham gia tư vấn cách phân biệt hàng giả, hàng nhái ra rả cả buổi cho bà con. Bên cạnh đó, lồng ghép trong các chương trình bán hàng, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động trao quà khuyến học, tư vấn sức khỏe... với sự tham gia của các nhãn hàng tại hội chợ. Không chỉ quảng bá thương hiệu Việt đây còn là hoạt động mang ý nghĩa xã hội cao.  

 

Theo thống kê, doanh thu bán hàng tại 2 phiên chợ hàng Việt đạt 903 triệu đồng, thu hút được 22.100 lượt người đến tham quan, mua sắm; 60 học sinh nghèo vượt khó được nhận quà khuyến học từ các nhãn hàng Vissan, Nutifood, Namilux...; 600 cụ người cao tuổi được Trapharco tư vấn sức khỏe; 10 tiểu thương dự lớp huấn luyện tiểu thương, người bán lẻ tại huyện.

 

Đưa hàng nội về nông thôn - chặng đường còn gian nan

 

Ông Hoàng Xuân Tiến phân vân: Việc tổ chức hội chợ hàng Việt sẽ không thể thành công nếu không có nguồn tài chính hỗ trợ của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp từ chối hoặc không mặn mà tham gia các hội chợ hàng Việt do chi phí hỗ trợ thấp, lợi nhuận thu được không cao, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn... Do vậy, dù rất tâm huyết với chương trình đưa hàng nội về nông thôn nhưng xem ra việc tổ chức còn gặp không ít khó khăn.

 

Có một thực tế dễ nhận thấy, trước đây gian nan lớn nhất của chặng đường đưa hàng nội về nông thôn là cuộc đấu trang giữa hàng thật với hàng giả, giữa hàng Việt chất lượng, giá thành cao với hàng nhập lậu chất lượng thấp nhưng bắt mắt người tiêu dùng. Người dân nông thôn với nguồn thu nhập phần đông còn eo hẹp do đó, giá thành vẫn là yếu tố ban đầu hấp dẫn họ. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, hầu hết tại các chợ huyện, hàng phẩm cấp thấp, hàng giả, hàng nhái, hàng không nhãn mác, xuất xứ vẫn được bày bán tràn lan. Sự vắng mặt hàng Việt tại các phiên chợ này trong một thời gian dài đã tạo nên thói quen dùng hàng kém phẩm chất giá thành rẻ của người dân nông thôn. Đây cũng là rào cản lớn nhất của hàng nội khi về nông thôn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vấn nạn hàng kém phẩm cấp có chứa các độc tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe đã phần nào giúp người dân thay đổi nhận thức về hàng Việt. Chúng tôi gặp bà Bùi Thị Dịnh (Thị Trấn Vụ Bản, Lạc Sơn) tại gian hàng của Công ty Nutifood, khi nhân viên bán hàng của hãng đang tư vấn cho bà về cách nhận biết hàng giả, hàng nhái. Bà Dịnh phân trần: “Sức khỏe của con người là vốn quý nhất do đó, hàng không nhãn mác, hàng giả, hàng nhái gia đình tôi không bao giờ dùng dù giá thành rẻ.” Song có lẽ để mọi người dân đều hiểu như bà Dịnh, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.

 

Lâu nay, người dân nông thôn làm được thứ gì ngon, có chất lượng đều đem ra thành phố và được người thành thị săn đón, thậm chí đặt hàng mua từ khi chưa thu hoạch. Thế nhưng những hàng hóa tiêu dùng có chất lượng mà người nông dân không làm ra được lại đi về khu vực này một cách rất khó khăn. Nghịch lý ấy chỉ được giải quyết khi chặng đường đưa hàng Việt về nông thôn được thông suốt.

 

                                                                                     

                                                                                         Hải Yến  

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục