Bà con nông dân xã Toàn Sơn phát triển kinh tế theo mô hình trồng rừng

Bà con nông dân xã Toàn Sơn phát triển kinh tế theo mô hình trồng rừng

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có hơn 35 nghìn ha diện tích đất có rừng, trong đó có 25.446,50 ha rừng tự nhiên, hơn 9.700 ha rừng trồng và gần 30 nghìn ha đất trống đồi núi trọc qui hoạch cho lâm nghiệp. Những năm gần đây, phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Đà Bắc được phát triển mạnh. Cùng với phong trào trồng rừng, công tác BVR&PCCCR cũng đặc biệt được chú trọng.

 

Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát triển rừng mới bằng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, cải tạo từng bước xã hội hóa nghề rừng đưa sản xuất lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, trong những năm gần đây công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ở Đà Bắc đã có những chuyển biến tích cực, nhờ đó độ che phủ rừng chiến tỷ lệ ngày càng cao. Tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng mới được hơn 953 ha rừng và 10.000 cây phân tán các loại. Huyện còn có các chính sách phù hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng và bảo vệ rừng, giải quyết cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để trồng rừng, rà soát diện tích khoanh nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng trong việc khai thác, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác khuyến lâm…

  

Ông Nguyễn Văn Đinh, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Bắc cho biết: Song song với công tác trồng rừng, ngành Kiểm lâm huyện đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức chấp hành và thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng, luật phòng cháy chữa cháy rừng. Tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sống gắn bó với rừng, thu nhập từ nghề rừng phát huy mọi nguồn lực về lao động khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Sử dụng đất rừng khoa học có hiệu quả theo định hướng phát triển bền vững tài nguyên rừng từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân. Thời gian qua, ngành đã phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tổ chức phát sóng hàng trăm buổi tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng; tranh thủ các buổi họp dân lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng cho hơn 8 nghìn lượt người nghe; vận động gần 13 nghìn hộ, cá nhân có hoạt động liên quan đến rừng ký cam kết bảo vệ rừng ở cộng đồng dân cư; thường xuyên tổ chức họp kiểm điểm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chấn chỉnh tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người vi phạm…từ đó mỗi người dân nhận khoán đất rừng đã thấy vai trò trách nhiệm, nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng.

  

Đà Bắc cũng đã phát huy được vai trò tham mưu triển khai công tác quản lý và bảo vệ rừng, PCCCR của lực lượng kiểm lâm địa bàn. Hạt Kiểm lâm huyện phân công cán bộ kiểm lâm xuống địa bàn có nhiệm vụ giúp UBND các xã kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV- PTR) ở địa phương; phối hợp với các Hội, đoàn thể hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc QLBV-PTR. Các kiểm lâm viên tham mưu cho UBND xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; là người đi đầu trong công tác tuyên truyền phổ cập giáo dục các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư; xây dựng các tổ chức quần chúng phòng cháy chữa cháy rừng, đồng thời tổ chức kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, giúp chính quyền địa phương xử lý hành chính trong lĩnh vực QLBV-PTR theo quy định của pháp luật.

  

Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện còn thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các tuyến giao thông, các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. Kết hợp việc tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các đầu mối giao thông trọng yếu, các tụ điểm kinh doanh, buôn bán, chế biến lâm sản, các cơ sở nuôi nhốt sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã. Qua đó đơn vị đã phát hiện và xử lý 20 vụ khai thác, vận chuyển, cất giữ mua bán lâm sản trái phép, thu giữ 40,8 m3 gỗ, thu nộp ngân sách gần 200 triệu đồng. Hạt Kiểm lâm huyện đã vận động được 26 hộ nuôi nhốt sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã (gồm nhím, rắn, lợn rừng…) làm thủ tục đăng ký tại trại nuôi.

    

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, huyện Đà bắc sẽ đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng, giúp người dân sản xuất kinh doanh rừng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

 

                                                                                                 

                                                                                   Hoàng Huy

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục