Năm nay, tăng trưởng GDP có thể đạt khoảng 6,7%, lạm phát được khống chế thành công, nhập siêu đạt chỉ tiêu đề ra.

 

Những dự báo này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo tại buổi họp báo chiều 31/8, sau khi báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được trình lên thường trực Chính phủ xem xét.

Trong bản báo cáo chi tiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi đạt tăng trưởng GDP 5,83% trong quý 1 và 6,4% trong quý 2, cơ quan này cho rằng quý 3 tăng trưởng GDP có thể đạt 7,18%.

“Ước cả năm 2010, GDP tăng khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% do Quốc hội đã đề ra, trong đó khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng trưởng 2,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,6%, và khu vực dịch vụ đạt 7,5%”, báo cáo cho hay.

Kết quả này cũng đem đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu GDP. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP từ 20,91% năm 2009 giảm xuống 20,3% trong năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,24% tăng lên 41,1%; tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm nhẹ từ 38,85% xuống 38,6%.

Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng dưới 8%, là mức tăng có thể chấp nhận được để ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Do tăng trưởng đạt kết quả khả quan, thu chi ngân sách cũng được cải thiện hơn so với các con số kế hoạch trước đó.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010 tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 524,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với dự toán năm; chi ngân sách nhà nước ước đạt 625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với dự toán năm.

Báo cáo cũng cho biết, dự kiến sẽ sử dụng một phần tăng thu ngân sách trung ương để giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2010, xuống mức 6% GDP, thấp hơn 0,2% GDP so với kế hoạch đề ra.

Với các chỉ tiêu về đầu tư và tài chính, vốn đầu tư phát triển xã hội cả năm 2010 ước đạt 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41% GDP, tăng 12,9% so với năm 2009, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 180 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 18,9%; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9%; vốn đầu tư dân cư và tư nhân 249,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9%; vốn FDI ước đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 28%; vốn ODA giải ngân khoảng 3,5 tỷ USD.

Về tiền tệ và tín dụng, năm 2010 tổng phương tiện thanh toán ước tăng 20-25%; tổng số dư tiền gửi tăng 22%; và tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%, báo cáo đưa ra dự báo.

Cũng nằm trong các chỉ tiêu đạt kế hoạch, xuất khẩu năm nay có thể đạt kim ngạch 67,5 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2009, gấp 3 lần so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% được Quốc hội thông qua; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 81,5 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm trước.

Đồng thời, nhập siêu năm nay ước vào khoảng 13 tỷ USD, bằng 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu của Quốc hội khống chế nhập siêu dưới 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tuy nhiên, tính về giá trị tuyệt đối, nhập siêu năm nay vẫn cao hơn chút ít so với năm 2009, tiếp tục gây áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam.

Theo ước tính, cán cân thương mại năm nay thâm hụt 10,1 tỷ USD, cán cân dịch vụ thâm hụt 1,9 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,4 tỷ USD và chuyển tiền thặng dư 6,9 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân vãng lai dự kiến thâm hụt 10,6 tỷ USD.

Mặc dù được bù đắp bằng 9,2 tỷ USD từ thặng dư cán cân vốn, cán cân tổng thể năm 2010 dự kiến vẫn thâm hụt khoảng 4 tỷ USD.

Theo Vneconomy

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục