Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.

 

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có khả năng đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, như xuất khẩu dệt may tám tháng ước đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và có thể hoàn thành mục tiêu cả năm 10,5 tỷ USD; xuất khẩu gỗ đạt 2,1 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ...

Mặc dù vậy, do xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu nên nhập siêu còn lớn và có dấu hiệu gia tăng (tám tháng nhập siêu 8,16 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm có thể lên đến 13,6 tỷ USD).

Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch-Bộ Công Thương, tỷ lệ nhập siêu vẫn có khả năng cao hơn một chút so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình sản xuất tháng Tám, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu các đơn vị cần có các giải pháp hạn chế tăng giá đầu vào, giải quyết tốt vấn đề thiếu lao động phổ thông và nguyên liệu sản xuất phục vụ cung ứng cho thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm.

Nhiều đại biểu cho rằng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu mà còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro về biến động giá và nguồn cung nguyên liệu, khiến các doanh nghiệp dễ vướng vào các rào cản thương mại từ các nước khác.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty tăng cường sử dụng thiết bị, máy móc, các sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất được trong các dự án đầu tư, đồng thời không cấp phép cho các dự án ngoài quy hoạch, quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường...

Bên cạnh đó, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tập trung cung cấp đủ điện cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt nhưng cần khai thác và đảm bảo tích nước cho mùa khô năm sau.

Đối với thị trường nội địa, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần kiểm soát tốt những mặt hàng dễ biến động, nhất là hàng hóa phục vụ Trung thu, Tết Nguyên đán.

Các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp bình ổn giá, có thể lấy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm, đồng thời triển khai nhiều hoạt động khuyến mãi, đưa hàng hóa về nông thôn theo tinh thần cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.

                                                                              Theo TTXVN

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục