Mô hình giống nông hộ của nông dân huyện Lạc Sơn

Mô hình giống nông hộ của nông dân huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế của tỉnh ta vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu với tổng diện tích canh tác hàng năm trên 118 nghìn ha, trong đó đất 2 vụ lúa trên 41 nghìn ha.

 

Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa tăng nhanh, từ 19,2 tạ/ha (năm 1991) tăng lên 47 tạ/ha (năm 2003), đến năm 2009 đạt trên 50 tạ/ha. Tuy nhiên, có một thực tế là sản xuất lúa trong các hộ nông dân còn bị động, phụ thuộc hệ thống giống bên ngoài, phải mua giống với giá thành cao. Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, môi trường sinh thái. Đặc biệt, trước đây tỉnh ta có nhiều giống lúa, giống ngô có đặc tính tốt nay đã bị thoái hoá mất dần. Những giống hiện đang sản xuất tuy năng suất cao nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đặt ra cần những giống cây trồng vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính chống chịu đối với sâu bệnh và yếu tố bất lợi. Nhiều chương trình tiến bộ KH-KT được triển khai nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu về giống cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương như chương trình IPM, dự án Bucap.

 

Chương trình IPM (Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp) được triển khai ở tỉnh ta từ năm 1993 đến nay đã tổ chức được 1.309 lớp FFS (lớp học hiện trường) với trên 40 nghìn nông dân tham gia, qua đó trang bị cho người nông dân những kiến thức cơ bản về canh tác kỹ thuật, sử dụng giống, ngăn chặn dịch hại, sử dụng hóa chất khi cần thiết…, người nông dân trở thành những chuyên gia trên đồng ruộng. Được bắt đầu từ năm 2001, dự án Bucap đã mở được 25 lớp FFS tại 7 huyện, thành phố vói 750 nông dân tham gia. Thông qua chương trình, nông dân được trang bị kiến thức để có thể trực tiếp lai tạo ra các giống mới cho sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Trong thời gian qua, dự án đã thực hiện 529 nghiên cứu, 1.054 hoạt động với 22.774 lượt người tham gia.

 

Triển khai dự án, nông dân đã thực hiện các hoạt động cụ thể trên đồng ruộng như nghiên cứu so sánh giống, phục tráng giống, chọn dòng phân ly, lai tạo, khảo nghiệm giống, nhân giống và trao đổi giống trong cộng đồng… Các điểm Bucap đã khảo nghiệm và lựa chọn được 171 giống, nhân giống đưa ra sản xuất đại trà 61 giống; phục tráng 35 giống lúa; thực hiện được 44 tổ hợp lai làm vật liệu cho chọn dòng phân ly. Ngoài ra, nông dân tự trao đổi giống lúa cho nhau hàng chục tấn/vụ, góp phần chủ động nguồn giống của địa phương. Thông qua dự án, nông dân đã chọn tạo, đưa ra sản xuất trên diện rộng được các giống như MĐ1, MĐ25,MCRIII… Năng suất đạt từ 65 – 75 tạ/ha. Toàn tỉnh đã có 9 huyện sử dụng các giống lúa này, có HTX sử dụng đến 70% giống cho sản xuất. Đây là giống lúa thuần, qua nhiều vụ sản xuất thử cho thấy phù hợp với điều kiện địa phương, chống chịu mầm bệnh, ít mắc khi có dịch, gieo trồng ở những vùng tương đối khó khăn, điều kiện thâm canh cao đều thích hợp. Nhất là đáp ứng nhu cầu hiện tại của người dân như giống ngắn ngày, có thể sử dụng để giống cho vụ sau, rút ngắn được thời gian làm vụ đông, quay vòng diện tích sử dụng đất đảm bảo kịp thời vụ. Hai giống lúa MĐ1, MĐ25 hiện đang trong quá trình khảo nghiệm sản xuất thử để Bộ NN&PTNT công nhận giống mới.

 

Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức được 109 hội nghị xây dựng kế hoạch hàng vụ với 3.181 lượt nông dân tham gia; tổ chức 53 hội nghị tổng kết cuối vụ với 3.194 lượt người tham dự; tổ chức 112 hội nghị đầu bờ cho 6.896 lượt người; đón tiếp nhiều đoàn trong nước và quốc tế thăm quan mô hình…

 

Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chương trình Bucap đã làm đa dạng nguồn giống tại chỗ, làm tăng số giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân đã biết tự để giống, tìm ra các giống phù hợp, xây dựng được lực lượng nòng cốt trong sản xuất giống tại địa phương. Đồng thời, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập cho người dân như chương trình 3 giảm, 3 tăng; kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI…

 

 

                                                                                               Hà Thu

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục