"Mục tiêu của quỹ là nhằm không để giá biến động bất thường và mục tiêu này đã đạt được. Tuy nhiên, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính (TC) Vũ Văn Ninh (ảnh) trả lời báo chí về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, khi có những ý kiến của các ĐBQH cho rằng quỹ này lập ra không hiệu quả.

 

Thưa ông, một số ĐB cho rằng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã sử dụng sai mục đích và không hiệu quả, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Trong Pháp lệnh Giá quy định, Chính phủ được phép áp dụng các biện pháp để bình ổn giá, vì vậy mục đích lập ra quỹ là nhằm bình ổn giá xăng dầu. Về vấn đề này, Ban Dân nguyện của QH cũng nói rõ là quỹ sử dụng chưa thật chuẩn trong lúc điều tiết, chứ không phải là sai.

Việc lập và sử dụng quỹ này khác nào việc DN bỏ tiền từ tay trái sang tay phải mà người tiêu dùng không được lợi gì?

- Vấn đề là xem mục tiêu của quỹ là gì và đã đạt được chưa. Nếu theo cơ chế thị trường thì sẽ thả nổi giá, một ngày có thể có mấy mức giá khác nhau như các nước vẫn làm và người tiêu dùng của họ cũng đã quen với việc này. Thế nhưng ở VN thì không ai muốn giá cả biến động thường xuyên như vậy, mà muốn giá cả phải có thời hạn biến động nhất định và quỹ được lập ra là vì mục tiêu này và qua thời gian hoạt động nó đã đạt được mục tiêu.

Nhưng người dân không hề biết được mỗi lần biến động tăng giá thì việc quỹ này chi ra bao nhiêu cho mục đích đó, và như vậy việc kiểm soát liệu có thực hiện được?

- Theo quy định, quỹ chỉ được sử dụng trong một mục đích duy nhất là bình ổn giá. Sau này, quyết toán ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Như đầu năm, giá thấy chiều hướng khác thường, đã sử dụng quỹ có hiệu quả và từ nay đến cuối năm cũng sử dụng quỹ để mặt hàng xăng dầu không tác động lớn đến giá cả. Như tháng 10, nếu để DN tự điều hành thì họ đã tăng giá rồi.

Như vậy, vẫn sẽ tiếp tục duy trì quỹ?

- Chính phủ thành lập quỹ để can thiệp, quản lý giá xăng dầu trong những giai đoạn giá cả lên cao và xăng dầu luôn được xác định là mặt hàng nhạy cảm. Sau khi có NM lọc dầu Dung Quất, lượng xăng dầu phải nhập vẫn là 70%. Cơ chế giá của mặt hàng xăng dầu trên thế giới là theo thị trường, ngay cả sản phẩm của NM lọc dầu Dung Quất rồi cũng sẽ phải phụ thuộc vào giá thị trường. Nếu cứ chạy theo hằng giờ như vậy thì sẽ rất phức tạp và tạo tâm lý bất an trong đời sống xã hội. VN chưa muốn và chưa quen với việc điều chỉnh giá xăng dầu lên xuống theo giờ, nhưng cũng không có nghĩa là trở lại thời kỳ bao cấp mà phải dùng quỹ bình ổn để điều chỉnh vấn đề này.

Vậy vấn đề giá điện, than từ năm sau cũng sẽ sẽ điều chỉnh theo giá thị trường, thưa Bộ trưởng?

Vấn đề này Chính phủ cũng đang nghiên cứu vì không thể cứ kéo dài tình trạng giá điện, giá than theo kiểu bao cấp như hiện nay. Điện không để thua lỗ mãi được, vì vậy phải có lộ trình để tăng giá, nhưng cố gắng lộ trình thế nào để việc ảnh hưởng thấp nhất đến đời sống và nền kinh tế. Tuy nhiên, việc này cũng chưa bàn cụ thể.

Chỉ số tăng giá tháng này đã trên 1% và theo quy luật trong 2 tháng cuối năm sẽ còn tăng cao, liệu với tình trạng như vậy có xảy ra việc chỉ số giá sẽ quá ngưỡng mà QH giao cho Chính phủ?

- Hiện Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt các biện pháp để ổn định giá, nhất là giá lương thực, thực phẩm để đạt được mục tiêu QH đặt ra. Trong giá tăng phải phân tích cơ cấu, trong những thời điểm nhất định, phải điều chỉnh giá lương thực vì mặt hàng này thấp quá, ảnh hưởng đến đời sống bà con nông dân, nhưng nếu tăng quá thì cũng ảnh hưởng đến vĩ mô. Do vậy, phải xử lý hài hòa các mục tiêu khác nhau. Chính phủ sẽ tập trung vào các biện pháp như cung ứng đầy đủ hàng hóa; chỉ đạo các địa phương phải ra quân quyết liệt để kiểm soát, thanh tra hoạt động đăng ký giá và niêm yết giá. Phải báo cáo việc hình thành giá như thế nào, nếu tăng giá vô căn cứ thì phải xử lý nghiêm. Biện pháp này sẽ làm mạnh và cương quyết. Đặc biệt, đối với khu vực chịu lũ lụt ở miền Trung phải đảm bảo đủ nguồn hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

                                                                                  Theo Báo Laodong

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục