Ngân hàng sẽ tăng cung ngoại tệ ra thị trường để ổn định giá.

Ngân hàng sẽ tăng cung ngoại tệ ra thị trường để ổn định giá.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung kiềm chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng sốt giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Trong đó chú ý quản lý chặt chẽ giá các loại thuốc chữa bệnh và giá sữa. Trước mắt, không tăng giá xăng dầu, điện, than... 

Không để xảy ra sốt giá các mặt hàng thiết yếu

Ngày 6.11, tại Hà Nội, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng của năm 2010 và một số vấn đề khác như các biện pháp khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân bị ảnh hưởng lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính..., đồng thời thảo luận những giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 2 tháng cuối năm mà trọng tâm là kiểm soát giá.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với các báo cáo và thảo luận của các thành viên chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2010, trong đó hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đã đề ra như: Các ngành dịch vụ tăng cao, thu ngân sách vượt đảm bảo chi và dành một phần để giảm bội chi, tăng xuất khẩu nhờ đó giảm nhập siêu... Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và của. Giá hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, vàng, ngoại tệ... diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng.

Để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhiệm vụ hàng đầu từ nay đến cuối năm, Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung kiềm chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng sốt giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó chú ý quản lý chặt chẽ giá các loại thuốc chữa bệnh và giá sữa. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, nhất là trong việc điều hành tỉ giá, hoạt động của thị trường vàng, ngoại tệ để phù hợp với mục tiêu phát triển và yêu cầu kiềm chế lạm phát. Trước mắt, không tăng giá xăng dầu, điện, than...

Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 6.11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ phấn đấu giữ chỉ số lạm phát ở mức một con số. Để giữ cho được chỉ tiêu này, Chính phủ đang thực hiện các biện pháp đồng bộ như quản lý chỉ số giá tiêu dùng, bình ổn giá cả, các biện pháp về tài chính ngân hàng, trong đó có cả vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc tạo tâm lý ổn định xã hội.

Ổn định tỉ giá, tăng cung ngoại tệ ra thị trường

Trước những lo ngại chỉ số giá vàng tăng mạnh ở mức 7,87% và giá USD tăng nhẹ ở mức 0,6% so với tháng trước, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, giá vàng tăng là do yếu tố tác động của giá vàng thế giới. Tỉ giá VND và USD trong thời gian qua có sự biến động, đặc biệt là trên thị trường tự do, chủ yếu là do tính quy luật vào những tháng cuối năm cũng như những biến động của giá vàng thế giới và trong nước cùng với một số vấn đề về giá cả trong nước đã tác động đến tâm lý của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Trước tình hình này, Chính phủ đã họp đưa ra những quyết định kịp thời, các giải pháp cơ bản thực hiện hiện nay cũng như có tính lâu dài là tăng cung ngoại tệ ra thị trường.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2010 tiếp tục được cải thiện, thặng dư cán cân vốn vẫn lớn hơn thâm hụt của cán cân vãng lai. Để đảm bảo vốn cho xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo cung ứng nguồn vốn cho các nhu cầu xuất khẩu để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao, đồng thời kiểm soát chặt chẽ cầu về ngoại tệ phù hợp với mục tiêu của Chính phủ và mục tiêu của sản xuất.

Một can thiệp nữa là Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng sẽ bán ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu ngoại tệ được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho nền kinh tế, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ đời sống dân sinh trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ra những quyết sách và thông tin kịp thời cho doanh nghiệp và công chúng về chủ trương ổn định tỉ giá - một trong những vấn đề hiện nay cũng như lâu dài để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả cũng như ổn định tâm lý thị trường.

                                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục