Mua bán bánh kẹo trên phố Hàng Buồm (Hà Nội).

Mua bán bánh kẹo trên phố Hàng Buồm (Hà Nội).

Chủ trương bình ổn giá đang được thực hiện quyết liệt, nhưng xem ra người dân không dễ được “hưởng” chính sách bình ổn.

 

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động ngày 18.12, tại Hà Nội hầu hết mặt hàng lương thực, thực phẩm đều có xu hướng rục rịch tăng. Mặt hàng thịt lợn tăng mạnh nhất. Một số mặt hàng rau củ quả cũng bắt đầu nhích giá. Do nhu cầu sản xuất bánh, mứt kẹo vào dịp tết nên mặt hàng đường cũng tăng mạnh với giá trung bình 22.000đ/kg.

Tại TPHCM, mặc dù số lượng điểm bán hàng bình ổn đã tăng 194 điểm so với đầu kỳ của chương trình, nhưng với lượng người tiêu dùng (NTD) đông đảo trên địa bàn TPHCM, xem ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu NTD. Thế nên, trên thực tế vẫn còn không ít NTD chưa tiếp cận được với các sản phẩm bán bình ổn giá. Đó là chưa kể, nhiều lúc tại các điểm bán hàng bình ổn giá không đưa hàng lên kệ kịp phục vụ nhu cầu NTD.

Chị Trần Ánh Hồng, đường Quang Trung, quận Gò Vấp cho biết: “Hiện nay dù giá đường có giảm nhẹ nhưng mặt hàng đường bán lẻ tại các chợ vẫn còn cao. Mặc dù biết siêu thị bán đường bình ổn chỉ 18.000 đồng/kg nhưng tôi vẫn khó có thể mua được. Hầu hết các lần đến siêu thị Co.opmart - điểm có bán mặt hàng đường của chương trình bình ổn - để mua, trên kệ chủ yếu chỉ có đường Biên Hòa với giá bán 22.500 đồng/kg, còn các loại đường có giá bán bình ổn 18.000 đồng/kg của các đơn vị Thành Thành Công, Bonsu, Thực phẩm công nghệ luôn trong tình trạng... hết hàng hoặc hàng chưa lên kịp”. Mặt khác, việc các điểm bán hàng bình ổn tại TPHCM chưa có nhiều điểm bán đủ các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn cũng là rào cản khiến NTD khó có thể tiếp cận được hàng bình ổn giá. Bởi NTD khó có thể ghé điểm này để mua mặt hàng này, ghé điểm khác để mua mặt hàng khác với giá bình ổn.

Cùng với hàng tiêu dùng, thị trường vật liệu xây dựng cũng bắt đầu tăng: Ximăng tại các tỉnh phía bắc so với tháng 11.2010 tăng bình quân 20.000 đồng/tấn với mức 920.000-1.050.000 đồng/tấn; tại các tỉnh phía nam vẫn giữ ổn định ở mức 1.240.000-1.360.000 đồng/tấn. Do nguồn cung ứng ximăng dồi dào, lượng tồn kho nhiều nên giữ giá. Cùng đó giá thép cũng tăng khoảng 700 - 1.000đ/kg, dự báo cuối tháng 12.2010 và tháng 1.2011, giá thép xây dựng sẽ tăng so với những tháng trước do giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng và nhu cầu xây dựng dịp giáp tết lớn. Mặc dù sản xuất đã đạt mức tăng trưởng vượt dự báo nhưng còn gặp nhiều khó khăn về vốn cho sản xuất, lãi suất tại các ngân hàng thương mại biến động, làm tăng chi phí vốn vay của DN.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hiện nay sản xuất trong nước đã đạt mức tăng trưởng vượt dự báo nhưng khó khăn nhất của các DN hiện nay là thiếu vốn. Bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố bất ổn... Trước tình hình xác định bình ổn thị trường là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác điều hành, từ đó thống nhất trong nhận thức và hành động để đạt hiệu quả tốt nhất. Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có văn bản chỉ đạo các chi cục quản lý thị trường địa phương phối hợp kiểm tra công tác dự trữ hàng hóa tại các DN, siêu thị, trung tâm thương mại và chợ có tính chất chi phối thị trường, có hệ thống phân phối lớn, nhằm mục đích không để xảy ra tình trạng sốt giá, giám sát hành vi đầu cơ tăng giá, phòng chống biểu hiện đầu cơ tăng giá, đẩy giá lên cao bất hợp lý, nhằm ngăn chặn lạm phát và thiết lập sự bình ổn trên thị trường.
 
 
                                                                           Theo Báo Laodong
 
 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục