Kinh doanh qua mạng ngày càng mở rộng và thu hút được đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ, CNVC nhà nước tham gia. Do tính chất công việc bận rộn, nhiều người tìm đến loại hình dịch vụ bán hàng trực tuyến (online) để đỡ mất nhiều thời gian.

 

Những dịp lễ, tết, các website bán hàng trực tuyến luôn có số người truy cập gấp nhiều lần so với bất kỳ trang báo điện tử nào. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà bán hàng online đem lại còn rất nhiều rủi ro đối với người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trực tuyến.

Dịch vụ online nở rộ

Mặc dù du nhập vào nước ta chưa lâu, nhưng hình thức bán hàng qua mạng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng người tiêu dùng (NTD). Các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội và TPHCM nắm bắt được xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh mới này đã mở thêm dịch vụ bán hàng qua mạng. Tại TPHCM, hiện siêu thị điện máy Sài Gòn Nguyễn Kim, Cty FPT, PNJ, Hoàng Long, Thế giới di động đều đã tung ra chương trình bán hàng trực tuyến.

Còn tại Hà Nội, một số DN hoặc trung tâm mua sắm, điện máy thực hiện bán hàng trực tuyến với các ưu đãi cho NTD như: Giảm giá 10% cho khách hàng mua trực tuyến (giày VM), siêu thị BigC bán hàng trực tuyến, giao hàng miễn phí với các hoá đơn từ 500.000 đồng trở lên...; HC, Pico, Việt Long... cũng có bộ phận tiếp nhận bán hàng online.

Bên cạnh các DN, trung tâm thương mại, siêu thị bán hàng truyền thống mở thêm dịch vụ bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu mua sắm của NTD quá bận rộn, thì còn có sự xuất hiện và phát triển không ngừng của các trang chuyên bán hàng qua mạng như: Ebay.vn, 5giay.vn, giare.com, rongbay.com, nganluong.vn, chodientu.vn, thegioihoatuoi.vn, muare.vn, enbac.com... Cứ khoảng 12 giờ trưa và sau 17 giờ hằng ngày, các trang mua bán trực tuyến luôn có số lượng người truy cập rất lớn, một số trang nghẽn mạch. Các topic rao mua, bán mới liên tục được cập nhật.

Các sản phẩm được rao bán qua mạng từ bình dân đến cao cấp với sự phong phú đa dạng về chủng loại, nhóm hàng hoá. Chỉ từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, khách hàng có thể lựa chọn cho mình được một hoặc nhiều sản phẩm ưa thích. Với ưu điểm ngồi một chỗ, người mua chỉ phải “lướt” mạng, có thể gọi điện, liên lạc với chủ hàng sẽ có người mang đến tận nơi xem hàng và mua không phải đi đâu để lựa chọn, vì vậy càng nhiều người thích kiểu mua hàng online. Chị Đặng Thu Thủy - C3 khu đô thị mới Định Công - cho biết: “Mới đầu, tôi không tin có thể mua được hàng qua mạng, theo tôi khi mua hàng mình phải ngắm, nhìn, sờ và mặc cả giá.

Một lần nghe các bạn khuyên, tôi vào một số trang web để lựa chọn. Tại một chuyên mục hàng tiêu dùng, tôi rất thích bộ nội thất nhà bếp gồm tủ, bếp, chậu rửa. Sau khi liên lạc với chủ hàng tôi đã mua được món hàng này với giá 7.400.000 đồng chỉ bằng 2/3 so với giá thị trường”. Theo chị Nguyễn Cẩm Vy - Cty Rhoto VN, một trong những người thích mua sắm qua mạng: “Giá các mặt hàng rao bán trên mạng thường rẻ hơn hàng bán trên thị trường, vì những người bán hàng qua mạng không phải thuê cửa hàng, họ tận dụng nhà làm kho để hàng và giao dịch mua bán. Tuy nhiên, mua hàng qua mạng cũng phải cẩn thận, nếu không dễ mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng”.

Vào thời điểm cuối năm, hầu hết các trang web đều rầm rộ khuyến mãi cho khách mua hàng online. Thậm chí, còn có trang web đang tổ chức hội chợ online - đón Noel, vui xuân kéo dài từ nay đến 5.1.2011 với nhiều mặt hàng giảm giá từ 30 - 50%. So với các năm trước, hoạt động bán hàng trực tuyến hiện nay ngày càng phong phú với các sản phẩm và các chương trình dịch vụ thuận tiện kèm theo cho NTD như nhận thanh toán bằng các thẻ ngân hàng...

Một trong những website mua bán online được nhiều người truy cập.    Ảnh: X.L
Một trong những website mua bán online được nhiều người truy cập. Ảnh: X.L

Cẩn thận với hàng giả, hàng gian

Tính tiện lợi, ưu điểm của mua bán online là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, từ cơ quan quản lý đến NTD không khỏi lo ngại về chất lượng hàng hoá khi thực hiện giao dịch. Ông Hà Ngọc Sơn - Phó phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường (Sở Công Thương TPHCM) - cho biết: “Giai đoạn từ 2008 - 2010 tỉ lệ kết nối Internet của các DN lớn, vừa và nhỏ ở TPHCM đã đạt mức 92%, ứng dụng thương mại điện tử đạt 71% và có 32% số DN có trang web riêng, nhưng tình hình cập nhật thông tin thì rất thấp. Trung bình chỉ có 48% số DN cập nhật thông tin hằng ngày, 32% cập nhật thỉnh thoảng và 20% thì hằng tuần mới cập nhật”. Trong khi đó, tỉ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đã đạt 75,6%, tuy nhiên sử dụng cho thương mại điện tử chỉ chiếm 11%.

Nguyên nhân là NTD vẫn còn không tin vào chất lượng hàng hoá, dịch vụ qua mạng, không an tâm khi thanh toán qua mạng và nhiều người vẫn chưa biết cách mua hàng qua mạng. Thế nên, các siêu thị Co.opmart, BigC, dịch vụ đặt hàng qua điện thoại sau khi NTD tham khảo thông tin sản phẩm trên website vẫn đang được NTD ưa chuộng hơn. Bởi, trong trường hợp giao hàng không đạt yêu cầu, NTD có thể đổi, trả lại hàng và việc thanh toán tiền khi nhận hàng cũng tạo được sự yên tâm cho khách hàng hơn là thanh toán trước qua tài khoản (kiểu giao dịch chính của mua bán online).

Một vấn đề được nhiều NTD lo ngại nhất hiện nay khi mua hàng qua mạng là sợ mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chế độ bảo hành, gặp phải hàng giả, kém chất lượng, NTD biết kêu ai? Chị Nguyễn Hà Anh - quận Gò Vấp (TPHCM) - cho rằng: “Khi mua hàng qua mạng, tôi sợ nhất là mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi loại hình mua bán này ở nước ta hiện nay hầu như không có hoá đơn chứng từ gì để làm bằng chứng cho việc mua hàng và có chế độ đổi - trả hàng không đạt chất lượng, chế độ bảo hành đối với sản phẩm cũng không có, nhất là đối với trang web trung gian. Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng các loại hàng hoá bán qua mạng của các cơ quan quản lý thị trường dường như chưa với tới lĩnh vực này”.

Nói về chất lượng hàng hoá, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội Cơ động chống hàng giả - Chi cục QLTT HN - cho biết: “Với những mặt hàng có nguy cơ làm giả, làm nhái cao như: Quần áo, giày dép, kính mắt, hàng tiêu dùng..., khi các đối tượng đưa ra thị trường việc kiểm tra, xử lý đã khó, thì đối với việc bán hàng qua mạng việc phát hiện, xử lý càng khó hơn. Nếu như đối với cách kinh doanh truyền thống, cơ quan quản lý có thể tiếp cận ngay cơ sở phân phối, bán hàng để kiểm tra, thì đối với bán hàng online, cơ quan kiểm tra phải qua mạng đóng giả là người mua hàng, tìm mò đến nơi tập kết hàng mới có thể kiểm tra được”. Việc kiểm tra, kiểm soát loại hình kinh doanh mới này còn nhiều hạn chế, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng gian có thể bị trà trộn vào để tiếp cận trực tiếp đến NTD.

Ông Hoàng Đại Nghĩa cũng có ý kiến thêm về vấn đề này: “Cần phải có một quy định về loại hình kinh doanh mới này, như phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, có hành lang pháp lý để cơ quan quản lý dễ trong việc quản lý của mình và để chính NTD yên tâm hơn khi mua các sản phẩm qua mạng”.

 

                                                                                   Theo LaoDong

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục