(HBĐT) - Qua 4 vụ các nhóm sản xuất giống nông hộ đã tiến hành 13 tổ hợp lai, sưu tầm 29 dòng phân ly, phục tráng 12 giống lúa và đưa vào so sánh 73 giống lúa để chọn tạo ra các giống lúa tốt, giúp bà con nông dân chủ động được giống tốt trong sản xuất. Các giống lúa do các nhóm sản xuất ra được nông dân các địa phương ưa chuộng và gieo cấy ra diện rộng. Trong đó, riêng vụ mùa năm 2010, Kim Bôi đã có 62 ha sử dụng giống nông hộ; Tân lạc đã lan rộng ra 13 xã trong huyện với tổng diện tích 18,5 ha các giống như: XI26 dài, BTH3, MB04, B05, MD25, MCR4... được đánh giá cao về tính chịu hạn, năng suất, đặc biệt là tránh được sâu bệnh hại.

 

Trong những năm qua đã có những chính sách kích cầu tiêu dùng tạo cơ hội cho nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm trang thiết bị, máy nông nghiệp, đưa các giống lúa lai vào sử dụng trên 80% diện tích gieo cấy của các địa phương trong tỉnh. Mặc dù cho năng suất cao, nhưng giá giống rất cao từ 65- 75.000 đồng/kg lại tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp giống. Trong khi đó, nhiều giống lúa địa phương có đặc tính chịu hạn, kháng sâu bệnh, chất lượng gạo ngon lại đang có xu hướng mất dần do không còn đưa vào sử dụng làm giảm tính đa dạng nguồn gen cây lúa trong cộng đồng.

 

Để giúp người nông dân chủ động hơn về giống, đồng thời khôi phục lại hệ thống giống nông hộ có khả năng thích nghi với thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng và chăm sóc của nông dân của đã nhiều năm bị lãng quên, chương tình sản xuất giống nông hộ giai đoạn 2008- 2010 do Hội Nông dân tỉnh chủ trì với sự hộ trợ nguồn lực của tổ chức OXFAM đoàn kết Bỉ thực hiện tại 9 xã ở 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, tạo cơ hội cho người nông dân liên kết lại với nhau phát huy các sáng kiến trong sản xuất - kinh doanh, sử dụng giống nông hộ góp phần tăng thu nhập thông qua tiếp cận và kiểm soát việc sản xuất giống lúa tại địa phương. Được bắt đầu từ vụ chiêm - xuân năm 2009 và kết thúc vụ mùa năm 2010 có 360 nông dân hưởng lợi trực tiếp của dự án được tiếp cận, tự tin với những kiến thức kinh nghiệm chọn tạo giống lúa: lai tạo, chọn dòng phân ly, phục tráng, khảo nghiệm so sánh giống. Nông dân đã phân biệt được giữa giống và dòng, có thể nghiên cứu chọn được các dòng phân ly có triển vọng để tạo ra các giống mới phù hợp với địa phương. Chị Nguyễn Thị Bảy, nông dân xã Phong Phú (Tân Lạc) bộc bạch: Trước đây, ngay cả  cấy lúa chị cũng chưa biết chứ không nói đến nhận biết được dòng hay giống lúa nhưng sau khi được huấn luyện, thực hành kỹ thuật lai tạo giống, đến nay, chị đã có thể tự tin phục tráng, chọn dòng hay lai tạo ra các giống lúa mới, công việc mà nhiều nông dân trước đây nghĩ rằng đây là của các nhà khoa học. Không riêng gì chị, nếu được hướng dẫn về kỹ thuật, nông dân hoàn toàn có thể lai tạo, chọn tạo được những giống lúa mới theo nhu cầu, sở thích của họ.

 

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Kim Thoa, cán bộ phụ trách dự án cho biết: Ngay trong vụ chiêm- xuân năm 2009, các nhóm nông dân đã tiến hành 13 tổ hợp lai thì có 11 tổ hợp thành công. Trên cơ sở lựa chọn các giống bố, mẹ từ các giống có những đặc tính vượt trội về năng suất, tính chống chịu sâu bệnh hại, cơm ngon, chịu hạn, cứng cây... Tiếp đó, các hạt lai F1 được nông dân đưa vào chọn dòng phân ly trong vụ mùa 2009 và các vụ tiếp theo. Sưu tầm 29 dòng phân ly là vật liệu của các lớp BUCAP trong tỉnh, viện lúa T.Ư và các hạt lai F1 của vụ chiêm - xuân 2009 đưa vào nghiên cứu theo dõi tuyển chọn được 7 dòng có triển vọng hiện nay đang ở giai đoạn F4. Đưa 12 giống lúa vào phục tráng là những giống đã sử dụng lâu năm tại địa phương được nông dân ưa chuộng, trong đó có những giống hiện không có bán trên thị trường như: CR203, Q5, Xích xắc nhuyễn, nếp râu...  trên diện tích 3 ha thu được trên 1,5 tấn giống. Trong đó, giống xích sắc nhuyễn do nhóm nông hộ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phục tráng đã đạt ở mức siêu nguyên chủng, được nhiều nông dân đặt mua. So sánh và chọn được 39/73 là những giống đã được khẳng định tính phù hợp của giống về mùa vụ và chân đất khác nhau, có những đặc tính vượt trội về năng suất, chất lượng đặc biệt là khả năng chống chịu bệnh hại (vàng lùn xoắn lá, rầy nâu, khô vằn...) so với các loại giống lúa lai đang được nông dân sử dụng ở địa phương.

 

Với kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, các nhóm nông hộ tiếp tục duy trì các nghiên cứu đồng ruộng đã triển khai trong giai đoạn 2008 - 2010, chú trọng phục tráng giống, mở rộng vùng sản xuất giống phục vụ sản xuất và tiếp tục các nghiên cứu chọn dòng phân ly để chọn ra được giống mới phù hợp với địa phương. Tăng cường liên kết sản xuất giữa nhóm với nhóm để chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng sản xuất, liên kết giữa nhóm với các công ty giống để tìm đầu ra cho sản phẩm. Tăng cường việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm giống tới nông dân trên địa bàn xã, huyện để giống nông hộ dần đưa vào cơ cấu giống trong sản xuất của địa phương.

 

 

                                                                                        

                                                                                       Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục