Một đợt tăng giá mới đang bùng phát. Đại diện nhiều siêu thị cho biết họ không thể thống kê nổi có bao nhiêu mặt hàng được nhà cung cấp tăng giá. Nhiều mặt hàng vừa tăng giá trong tháng 12.2010 lại tiếp tục chuẩn bị tăng tiếp trong tháng 1.2011.

 

Cuộc đua tăng giá

Đại diện nhiều siêu thị tại TP.HCM cho biết ngoại trừ những nhà cung cấp đăng ký thực hiện bình ổn giá, hầu hết các nhà cung cấp còn lại đang liên tục thông báo tăng giá. Từ đầu tháng 12 đến nay đã có hàng trăm mặt hàng thuộc nhóm hàng dầu ăn, đường, sữa nước, nước giải khát, cà phê, bia rượu, bánh mứt... tăng giá từ 5 - 20% so với cuối tháng 11.

Tại siêu thị Sài Gòn, dầu Tường An tăng giá 6 mặt hàng, nước mắm APT đã tăng giá 15 loại sản phẩm, Công ty Trương Vinh tăng giá 2 sản phẩm dăm bông vai, thăn heo xông khói, Công ty An Vĩnh tăng giá 14 loại thực phẩm đông lạnh với mức tăng từ 1.000 - 14.000 đồng/tùy sản phẩm, đường Biên Hòa tăng gần 1.000 đồng/kg, Nutifood tăng giá 2 sản phẩm sữa... Nhiều siêu thị đã nhận được thông báo tăng giá sữa vào đầu tháng tới.

Đại diện siêu thị Citimart cho biết: Trong tháng 12 này và đầu tháng 1.2011 tới có đến vài trăm mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, dụng cụ gia đình, sữa, dầu ăn... tăng giá khoảng 20%. Hiện nhiều nhà cung cấp đã thông báo tăng giá các mặt hàng tươi sống 10% vào cuối tháng này. Các loại nước ngọt vừa tăng giá trong tháng 12 sẽ tiếp tục tăng vào đầu tháng 1.2011.

Theo Ban Vật giá - Sở Tài chính TP.HCM, từ nay đến Tết Nguyên đán không thiếu gạo, gạo bình ổn vẫn giữ đúng giá quy định nhưng do giá gạo xuất khẩu tăng cao nên một số loại gạo khác sẽ tăng giá nhưng không tăng đột biến. Hàng hóa cuối năm không thiếu, hàng bình ổn vượt mức đăng ký, chiếm từ 30 - 40% thị trường.

H.V

Các loại bánh kẹo, mứt đang giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua tăng giá. Tại nhiều chợ bán lẻ ở TP.HCM, giá bánh kẹo, mứt đã tăng từ 30 - 100%. Giá tôm khô, mực khô hiện tăng từ gần 100.000 đồng/kg đến gần 400.000 đồng/kg.

Hiện nay lượng rau củ quả về chợ đầu mối Thủ Đức đạt hơn 3.600 tấn/ngày, tăng khoảng 500 tấn so với tuần trước. Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ, cho biết, hàng về nhiều nên bán chậm, rất nhiều mặt hàng giá rớt mạnh.

So với đầu tháng 12, giá đậu hòa lan Đà Lạt giảm khoảng 30.000 đồng/kg, xuống còn 55.000 đồng/kg, đậu cô-ve từ 15.000 đồng/kg còn 7.000 đồng/kg, xà lách từ 18.000 đồng - 20.000 đồng/kg còn khoảng 4.500 đồng - 6.000 đồng/kg. Tuy vậy, giá rau củ quả các chợ lẻ vẫn cao hơn từ 30 - 100% so với chợ đầu mối.

Theo các siêu thị, các nhà cung cấp vẫn “bổn cũ soạn lại” khi đưa lý do tăng giá là tỷ giá VND/USD, giá vàng tăng, giá nguyên vật liệu tăng, nhân công tăng... Đại diện một siêu thị cho biết: “Tháng nào cũng có hàng trăm mặt hàng tăng giá đến mức siêu thị không thống kê nổi hiện có bao nhiêu mặt hàng tăng giá”.

Người tiêu dùng chưa biết thưởng tết năm nay ra sao đã tối tăm trước cơn bão giá.

Hàng bình ổn giá dồi dào

Giá thịt heo được dự báo sẽ tăng cao vào cận tết - ảnh: D.Đ.M

Theo Sở Công thương TP.HCM, hàng hóa trong chương trình bình ổn giá của TP hiện có thể đáp ứng 30 - 40% nhu cầu thị trường, vượt mức TP giao.

Cụ thể dự trữ nếp, gạo là 15.828 tấn (đạt 175% so với kế hoạch), đường RE là 9.800 tấn (233%), dầu ăn 2.800 tấn (186%), thịt gia súc 14.500 tấn (vượt kế hoạch khoảng 6.500 tấn), trứng gia cầm 55 triệu quả (200%), rau củ quả là 5.200 tấn (173,3%). Trong đó, Co.op Mart chuẩn bị lượng hàng bình ổn thị trường trị giá 1.200 tỉ đồng, vượt 30% so với kế hoạch...

Hàng bình ổn thị trường được bán tại 2.088 điểm, trong đó có 638 điểm bán hàng bình ổn ở chợ truyền thống. Sở Công thương TP khẳng định sẽ giữ nguyên giá bán 8 mặt hàng thiết yếu (gạo nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng gia cầm, rau củ quả) đến hết quý 1/2011. Từ đầu tháng 12.2010, TP cũng đã đưa mặt hàng thủy hải sản vào nhóm hàng bình ổn thị trường.

 

                                                                       Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục