Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung đang đối mặt với nhiều rủi ro và bất ổn nhưng vẫn phải gồng mình chống lạm phát thì việc đẩy khó khăn cho các ngân hàng nhỏ sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Ít nhất có hai chính sách đang gây ra điều này.

 

Thứ nhất, đồng thuận lãi suất (LS) đang ép các ngân hàng nhỏ phải gian dối, đắp đổi qua ngày hơn là hướng tới kinh doanh bài bản và minh bạch. Đối với những ngân hàng nhỏ, công cụ có lẽ là duy nhất để có thể cạnh tranh với các ngân hàng uy tín hơn trong việc huy động tiền gửi chính là LS. Mức chênh lệch LS là phần bù đắp rủi ro cho những khách hàng chấp nhận gửi tiền vào các ngân hàng ít tên tuổi. Do vậy, dùkhó đến đâu các ngân hàng nhỏ vẫn phải tìm cách đưa ra một mức LS nhỉnh hơn so với các ngân hàng lớn vì họ biết rằng những khách hàng có lý trí không bao giờ gửi tiền vào ngân hàng của họ khi không có được LS cao hơn.

Vì vậy, việc đưa ra thỏa thuận trần LS huy động thực ra là bắt các ngân hàng nhỏ phải nói dối và báo cáo không trung thực.

Thứ hai, điều hành LS của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tạo điều kiện cho một số ngân hàng kiếm lời vô lý.

Điều gì sẽ xảy ra khi kỳ vọng LS trong tương lai sẽ giảm và LS chiết khấu và tái cấp vốn (hiểu đơn giản là LS NHNN cho các ngân hàng thương mại vay) thấp hơn LS trái phiếu chính phủ cũng như LS cho vay trên thị trường liên ngân hàng? Các ngân hàng lớn, với lợi thế của mình, sẽ đem trái phiếu chính phủ có sẵn đi cầm cố để vay của NHNN, sau đó hoặc là đi mua trái phiếu hoặc là cho các ngân hàng nhỏ vay lại với LS cao hơn để kiếm lời thay vì cho các doanh nghiệp vay. Vì có thể kiếm lời từ chính các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn có thể sẵn sàng huy động vốn từ dân với LS cao, đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình trạng khó khăn hơn, phải tiếp tục vay vốn của các ngân hàng lớn với LS cao hơn. Khi đó vòng xoáy lại tiếp tục và dĩ nhiên, các ngân hàng nhỏ lại phải vùng vẫy mạnh hơn và rủi ro hệ thống cũng sẽ cao hơn.

Có thể nói, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để giảm lạm phát thì phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hút bớt tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức thì một số ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ có khả năng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản mà nếu không khéo dẫn đến tình trạng vỡ nợ kéo cả hệ thống tài chính.

Do vậy, trong bối cảnh hết sức nhạy cảm trước mắt, cần đặc biệt lưu tâm đến các chính sách gây rủi ro tại các ngân hàng nhỏ. Và trong một tương lai xa hơn,nên để cho quá trình sáp nhập các tổ chức tài chính diễn ra một cách tự nhiên, mà có thể số lượng ngân hàng trong nước sẽ không quá 20 ngân hàng như hầu hết các nước trong khu vực. Việc này, đơn giản là để có một hệ thống tài chính lành mạnh và sửa chữa sai lầm đã cho tất cả các ngân hàng nông thôn trở thành các ngân hàng đô thị và thành lập thêm các ngân hàng mới mấy năm về trước.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục