Cơ sở này đã tồn tại khoảng 1 năm, gây nỗi lo cho cả khu dân cư bởi mối nguy về an toàn cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều lần, người dân đã trao đổi, đề nghị cơ sở dừng việc nạp gas trái phép và chuyển đi nơi khác, nhưng mọi việc vẫn không thay đổi. Một số gia đình có con nhỏ, mỗi khi đi làm vắng phải đưa con đi gửi nơi khác vì sợ cơ sở nạp gas này có thể xảy sự cố bất cứ lúc nào.

 

Trưa 23/12, Đội Kinh tế thương mại Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV Công an TP Hà Nội phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 đã phát hiện một cơ sở chuyên sang chiết gas trái phép với số lượng lớn tại phố Tân Mai, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điều nguy hiểm là cơ sở sang chiết gas trái phép này tồn tại khoảng 1 năm nay, ngay giữa khu dân cư đông đúc...

Trước đó, qua công tác trinh sát, lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực đường Trương Định, Tân Mai, hằng ngày xuất hiện một số thanh niên đi xe máy chở hàng trăm bình gas du lịch bỏ mối cho các cửa hàng tạp hóa, các nhà hàng. Toàn bộ những bình gas này đều là bình cũ, được sang nạp trái phép. Lần theo đường dây cung cấp gas này, các trinh sát đã phát hiện ổ chuyên sang chiết tại số nhà 79 ngõ 258 Tân Mai. Trưa 23/12, lực lượng Cảnh sát kinh tế và Quản lý thị trường đã bất ngờ kiểm tra cơ sở này, bắt quả tang hành vi sang chiết gas trái phép.

Nhân viên của cơ sở đang thực hiện sang chiết gas bằng bộ nạp thủ công.

Có mặt tại hiện trường, chúng tôi cũng phát hoảng trước sự nguy hiểm của cơ sở sang chiết gas trái phép này. Hàng nghìn bình gas du lịch và các bình gas lớn được vứt ngổn ngang trong gian nhà kho rộng trên 20m2, mùi gas nồng nặc. "Công nghệ" sang chiết gas của cơ sở khá đơn giản: Đổ nước nóng bọc trong túi nilon đặt trên bình gas loại 12kg tạo áp suất cho gas truyền qua ống dẫn sang bộ nạp thủ công. Kiểm tra các vỏ bình gas du lịch tại cơ sở này cho thấy toàn bộ là bình cũ, đã qua sử dụng nhiều lần, đã han gỉ. Nhiều bình gas đầu tiếp xúc kém, mỗi lần nhân viên đưa vào bộ nạp, phát ra những tiếng "xì" rất sợ.

Ngay khi cơ quan chức năng phát hiện, xử lý cơ sở sang nạp gas trái phép trên, những người dân sống liền kề đã bày tỏ thái độ hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Mặc dù chủ cơ sở chỉ khai nhận sang nạp gas trái phép khoảng 4 tháng nay nhưng theo người dân cho biết, cơ sở này đã tồn tại khoảng 1 năm, gây nỗi lo cho cả khu dân cư bởi mối nguy về an toàn cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều lần, người dân đã trao đổi, đề nghị cơ sở dừng việc nạp gas trái phép và chuyển đi nơi khác, nhưng mọi việc vẫn không thay đổi. Một số gia đình có con nhỏ, mỗi khi đi làm vắng phải đưa con đi gửi nơi khác vì sợ cơ sở nạp gas này có thể xảy sự cố bất cứ lúc nào. Càng về cuối năm, nhu cầu tiêu thụ gas lớn, cơ sở này hoạt động cả ngày đêm, không chỉ gây tiếng ồn mà còn khiến người dân thêm phần hoang mang, lo lắng.

Toàn bộ các bình gas du lịch được sử dụng lại đã han gỉ.

Trung tá Đào Xuân Lê, Đội Kinh tế thương mại Phòng PC46 cảnh báo, người dân không nên dùng bình gas du lịch đã qua sử dụng. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ nổ bình gas du lịch gây thương vong. Bình gas du lịch theo quy định chỉ sử dụng một lần. Nhưng khi các đối tượng tận dụng sử dụng vỏ bình cũ đã han gỉ, khi bị rò gas sẽ phát nổ.

Cũng theo Trung tá Đào Xuân Lê, sở dĩ tình trạng sang chiết gas trái phép vẫn tồn tại bởi hiện nay, chế tài xử lý hành vi này chỉ là xử lý hành chính, bởi việc xác định thiệt hại rất khó khăn. Bản thân người tiêu dùng, đồng thời là người bị hại vì ham rẻ nên đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.

Chủ nhà là Phạm Văn Đô (29 tuổi), ở Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, sau khi thuê địa điểm trên, khoảng 4 tháng trở lại đây, Đô cho Nguyễn Trọng Thủy (23 tuổi) ở Bảo Thắng, Lào Cai thuê lại diện tích nhà kho sát nhà trọ để kinh doanh sang nạp gas. Ngoài ra, Đô còn cho Thủy và 5 nhân công và người ngoại tỉnh ở tại gian nhà trọ bên cạnh cùng vợ chồng Đô.

Trong số 5 nhân viên này, Thủy phân công Hoàng Tuyên Huấn (22 tuổi), Nguyễn Văn Thuần (18 tuổi) sang nạp gas; Nguyễn Văn Quý (19 tuổi), Lê Trọng Chinh (18 tuổi) sơn lại các vỏ bình gas du lịch cũ. Còn Phạm Xuân Khánh (22 tuổi) chở gas đi giao cho các đại lý và thu vỏ bình gas về. Bước đầu kiểm tra sổ sách của các đối tượng cho thấy mỗi ngày cơ sở sử dụng từ 10-12 bình gas loại 12kg để nạp sang 600 - 700 bình gas du lịch. Giá bán cho các đại lý là 4.000 đồng/bình. Hằng tháng, Thủy trả lương mỗi nhân viên khoảng 1,2 triệu đồng.

Theo khai nhận của Nguyễn Trọng Thủy, các vỏ bình gas du lịch cũ được thu mua của các cơ sở đồng nát, các nhà hàng ăn uống và nhập lậu từ Trung Quốc. Sau một thời gian hoạt động, đến nay Thủy đã thiết lập được khoảng 300 đầu mối chuyên tiêu thụ bình gas du lịch tại khu vực các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Qua kiểm đếm, cơ quan chức năng đã thu giữ 640 bình gas du lịch đã sang nạp, 626 vỏ bình gas du lịch, 3 bình gas loại 12kg đang sử dụng, 2 bình gas 12kg đã sử dụng, 2 cân bàn, 2 bộ dụng cụ dùng để sang nạp gas, mỗi lần cùng lúc nạp được 6 bình gas du lịch.

 

                                                                                        Theo CAND

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục