Chuồng trâu của gia đình ông Bùi Văn Ỏn, xóm Bái Thoáng luôn được gia cố che chắn cẩn thận vào mùa đông.

Chuồng trâu của gia đình ông Bùi Văn Ỏn, xóm Bái Thoáng luôn được gia cố che chắn cẩn thận vào mùa đông.

(HBĐT) - Theo anh Bùi Thanh Huân, cán bộ KNKL xã Yên Thượng (Cao Phong) cho biết: Những năm gần đây, nhờ đầu tư xây dựng chuồng trại, chuyển hướng nuôi nhốt và chú trọng khâu tiêm phòng bệnh nên nghề chăn nuôi của xã phát triển mạnh mẽ, nhất là chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của xã lên gần 1.350 con. Là một xã vùng cao, nhiệt độ nơi đây luôn thấp hơn từ 1 – 20C so với trung tâm huyện, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, công tác phòng- chống rét cho đàn gia súc luôn được chú trọng, tích cực triển khai đến từng hộ gia đình.

 

Khác với mọi năm, mùa đông năm nay có thời tiết lạnh kèm với độ ẩm cao nên nguy cơ dịch bệnh dễ bùng phát. Đó cũng là nguyên nhân khiến vật nuôi giảm sức đề kháng do mất nhiều năng lượng để giữ ấm. Vì thế, công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc được xã triển khai ngay từ đầu mùa. Xã đã phối hợp với Trạm KN - KL huyện triển khai được 3 đợt tiêm phòng bệnh lở mồm- long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò. Đồng thời cấp phát thuốc đến từng xóm, đồng loạt phun thuốc khử trùng, tiêu độc cho từng hộ chăn nuôi.

 

Trước đây, với tập quán thả rông, mặc cho nhiệt độ xuống thấp, người dân vẫn thả trâu, bò trên rừng, đồi, nên hiện tượng chết rét vẫn thường xảy ra. Trước tình hình đó, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng - chống rét cho đàn gia súc như: che chắn chuồng trại để giữ ấm cho đàn gia súc, đặc biệt là nuôi nhốt vật nuôi trong những ngày rét đậm. Các cán bộ của Trạm KN – KL cùng với cán bộ thú y phối hợp với xã đến từng xóm, gia đình hướng dẫn người dân cách làm chuồng, tận dụng cây mía, rơm, rạ làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò. Gia đình ông Bùi Văn Ỏn ở xóm Bái Thoáng là một trong nhiều hộ trong xã đã chủ động phòng - chống rét cho đàn gia súc vào mùa đông. Hiện tại, gia đình ông đang nuôi 14 con trâu. Ông Ỏn cho biết: Vào mùa hè, gia đình thường thả trâu vào đồi, tối lùa về. Mùa đông, khi thời tiết giá rét, buổi chiều gia đình đã nhốt trâu vào lán có lợp pro, xung quanh che chắn bằng bạt và cho trâu ăn thêm rơm ủ với thức ăn tinh bột vỗ béo. Cứ vào đầu mùa đông, gia đình đã chủ động ủ rơm làm thức dự trữ cho đàn gia súc, nhờ đó, nguồn thức ăn cho trâu, bò trong những ngày đông giá luôn được đảm bảo. Cũng với gia đình ông Ỏn, gia đình bà Bùi Thị Ngợi ở xóm Bái Sét, ông Bùi Văn Thiệp ở xóm Khánh… cũng là một trong những hộ gia đình tiêu biểu trong công tác phòng- chống rét cho đàn gia súc.

 

Trâu, bò giờ không chỉ phục vụ cày kéo mà còn là sản phẩm hàng hoá mang lại thu nhập cao. Đúc rút kinh nghiệm từ nhiều năm khi còn tập quán chăn thả rông dẫn đến trâu, bò chết rét vào mùa đông còn nhiều, xã đã chỉ đạo các xóm quan tâm phòng - chống đói, rét cho đàn trâu, bò. Trạm KN - KL huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, kỹ thuật ủ rơm làm thức ăn, xây dựng chuồng trại, chăm sóc, phòng- chống dịch bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, khuyến cáo người dân tuân thủ đúng hướng dẫn đã được phổ biến như giữ ấm chuồng trại; đảm bảo thức ăn thô, nếu thời tiết rét đậm cần cho vật nuôi ăn thêm thức ăn tinh như cám, bột ngô…

 

Cũng theo anh Bùi Thanh Huân, toàn xã có 516 hộ thì có tới 80% hộ chăn nuôi gia súc tập trung vào 4 xóm Bợ A, Bợ B, Rớm và Khánh (chiếm 60% đàn gia súc toàn xã). Bên cạnh nhiều hộ gia đình đã tuân thủ các hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ KN – KL thì hiện tượng chăn thả gia súc vẫn  còn diễn ra rải rác ở một vài nơi. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi phương thức chăn nuôi vẫn luôn được xã chú trọng.

 

 

                                                                  Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục