Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Ngày 1-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1734/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020. Mục tiêu là xây dựng mạng đường bộ cao tốc quốc gia hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.


Mạng đường bộ cao tốc gồm 22 tuyến 
 
Đầu tư mạng lưới đường bộ cao tốc là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu Chính phủ đề ra là nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao, trong đó tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Các tuyến cao tốc nối những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tuyến ra cảng biển lớn cũng được ưu tiên. Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng bảo đảm liên kết với mạng đường bộ hiện có. Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020; định hướng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài 2020… mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến, dài 5.873km. Theo quy hoạch, các tuyến được chia theo cụm, gồm tuyến cao tốc Bắc-Nam dài khoảng 3.262km, hệ thống cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối với Hà Nội dài 1.099km, hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên dài 264km, hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam dài 984km và hệ thống vành đai cao tốc tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Việc sớm đầu tư, hoàn thành hệ thống đường cao tốc sẽ là động lực vô cùng quan trọng cho mỗi khu vực cũng như quốc gia, bởi hệ thống đường bộ hiện tại đã không thể theo kịp tốc độ phát triển KT-XH, đặc biệt là tại những đô thị lớn.

Bài toán vốn

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và thời gian qua có không ít dự án hạ tầng quan trọng phải sử dụng vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, nguồn vốn này đã và đang bị "cắt" bớt. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng giao thông (không chỉ là đường bộ) thời gian tới vẫn rất lớn. Trong Quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và khả năng huy động nguồn vốn. Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn để đầu tư mạng đường bộ cao tốc, theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Tại nhiều cuộc hội thảo bàn về phát triển đường cao tốc do Bộ GTVT tổ chức, khó khăn lớn nhất được nhắc tới là vốn. Tuy nhiên, tìm ra giải pháp để thu hút vốn không đơn giản. Những dự án đường cao tốc đã và đang triển khai hiện nay như: Ninh Bình- Cầu Giẽ, Hà Nội - Lào Cai, Láng - Hòa Lạc, Hà Nội - Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh - Trung Lương… đều sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu, vốn vay hoặc Chính phủ bảo lãnh vay, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Việc thực hiện các dự án đường cao tốc không dễ dàng, chậm tiến độ vì nhiều lý do. Theo kế hoạch, trong năm 2010, tuyến Cầu Giẽ-Ninh Bình đã phải hoàn thành, nhưng đến nay vẫn chưa xong. Đường Láng - Hòa Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) trước khi hoàn thành đã phải lùi tiến độ nhiều lần. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án BOT, (xây dựng - khai thác - chuyển giao) được khởi công từ ngày 19-5-2008 với mục tiêu hoàn thành trong năm 2011, nhưng thực tế cho thấy điều đó khó trở thành hiện thực.

Năm 2011 là năm ngành GTVT gặp nhiều khó khăn về vốn xây dựng cơ bản. Nhiều dự án giao thông quan trọng đang đứng trước nguy cơ phải giãn tiến độ hoặc phải "khoanh" lại và không loại trừ khả năng điều đó cũng xảy ra đối với các dự án đường cao tốc. Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa dài 121km, đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 130km dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2011-2014… đang gặp khó khăn và nếu không có giải pháp tháo gỡ sẽ khó triển khai. Ngay dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình đã thực hiện phần lớn khối lượng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn sau khi Bộ Tài chính có văn bản kiến nghị tạm dừng cấp bảo lãnh cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành trái phiếu với lý do hệ số nợ của VEC vượt quá mức quy định. Nếu không được bố trí vốn, khả năng hoàn thành, đưa vào khai thác đoạn này từ ngày 30-6-2011 khó trở thành hiện thực.

Trong những năm thuận lợi về vốn, tốc độ thực hiện các dự án đường cao tốc đã chậm, với khó khăn về vốn hiện tại, nguy cơ đường cao tốc… “giảm tốc” đang hiển hiện.

 

                                                                              Theo HaNoiMoi

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục