(HBĐT) - Thành phản ứng dây chuyền kể từ sau tăng giá xăng, dầu và điện vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, hiện, hầu hết các mặt hàng có mặt trên thị trường đã bắt đầu tăng giá. Nguy cơ hình thành một mặt bằng giá mới là rất lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

 

Với nhiều bà nội trợ như chị Nguyễn Thị Hiền ở tổ 6, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình), việc mua sắm, chi tiêu lúc này quả thực khó khăn. Đồng lương có hạn của hai vợ chồng trước vốn eo hẹp nay càng phải tằn tiện, xoay sở trước “cơn bão” giá. Đầy ắp nỗi niềm, chị kể: Mấy ngày nay, hàng hoá ở chợ thứ gì cũng tăng, đến thức ăn như đậu phụ trước giá 1.300 đồng/bìa, nay tăng lên 2.000 đồng/bìa. Hỏi người bán hàng một mớ rau ngót giá bao nhiêu, chị nhận được câu trả lời 10.000 đồng/mớ. Vài ngày trước, giá 1 kg thịt lợn loại nạc thăn 80.000 đồng, nay tăng lên 90.000 đồng, 1 kg thịt ba chỉ từ 65.000 đồng tăng lên 70.000 đồng/kg. Gạo tẻ thơm Điện Biên trước có giá 155.000 đồng/yến nay tăng lên 170.000 đồng/yến, gạo tạp giao từ 105.000 đồng/yến nay tăng lên 115.000 đồng/yến... Giá nhiều hàng hoá nông sản khác cũng theo đà tăng giá, dễ hiểu bởi chí phí sản xuất đầu vào từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang trên đà tăng cao.      

 

Tương tự, các sản phẩm có mặt trên thị trường từ hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, hàng may mặc đến thuốc lá, bia, đường, sữa, thuốc chữa bệnh đang đồng loạt điều chỉnh giá bán với mức tăng từ 5 - 15%. Lý do được các doanh nghiệp, nhà sản xuất đưa ra về đợt tăng giá lần này là tăng giá các chi phí đầu vào quan trọng (điện và xăng dầu) cho sản xuất, chi phí vận chuyển cùng lúc tăng làm đội giá thành sản phẩm buộc doanh nghiệp, nhà sản xuất phải tính toán, điều chỉnh giá bán. Chủ cửa hàng kinh doanh tạp hoá Tuệ Minh ở phố Bãi Nai, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) cho biết: Giá tăng từ phía nhà phân phối, nhà sản xuất, nếu hộ kinh doanh giữ nguyên giá bán sẽ không có lãi mà tăng giá thì lượng khách mua sụt giảm trông thấy. Trước đây, bình quân doanh thu mỗi ngày trên dưới 1, 5 triệu đồng, từ đầu tháng 3, mức doanh thu giảm xuống chưa đầy một nửa.

 

Theo bà Phạm Thị Nhuận – Giám đốc công ty TMCP Định Nhuận, từ ngày 5/3, một số nhóm hàng tại siêu thị Vì Hoà Bình và mạng lưới các cửa hàng của Công ty tại 5 huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kỳ Sơn, Lương Sơn sẽ tăng giá bán, mức tăng khoảng 5 – 15%. Bên cạnh đó, công ty vẫn thực hiện đúng cam kết giữ nguyên giá bán đến hết tháng 3/2011 nhóm hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá như đã đăng ký. Hiện tại, lượng hàng bán theo giá bình ổn tại siêu thị đủ dự trữ từ nay cho đến khi kết thúc chương trình, giá bán thấp hơn từ 5 – 10% so với giá thị trường.

 

Trước tình hình giá cả nhiều biến động, Sở Tài chính, Sở Công thương đang nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, trong đó, đặc biệt chú trọng cân đối cung – cầu nguồn hàng hoá, không để thiếu hàng phục vụ nhân dân. Cùng với các ngành liên quan, ngành Tài chính, Công thương tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm, nhất là vi phạm pháp lệnh về giá, các tổ chức, cá nhân có hành vi tăng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, tích trữ hàng tạo sự cố khan hàng “ảo” trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.

 

 

                                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục