Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển và bảo vệ rừng.

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển và bảo vệ rừng.

(HBĐT) - Ngày 16/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661) giai đoạn 1999 - 2010. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban điều hành Dự án 661 chủ trì hội nghị.

 

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được Chính phủ cụ thể hóa bằng Quyết định số 661 ngày 29/7/1998. Sau 12 năm thực hiện dự án, toàn tỉnh đã trồng mới được 29.309,87 ha rừng, trung bình đạt 2.442,49 ha/năm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 52.381,55 lượt ha, trung bình mỗi năm được 4.365,13 ha; bảo vệ rừng trồng, rừng tự nhiên 680.436,74 lượt ha, trung bình mỗi năm bảo vệ rừng được 56.703,06 lượt ha, đưa độ che phủ của rừng từ 38% (năm 1999) lên 46,21% (năm 2010). Các vùng đất trống, đồi núi trọc cơ bản đã được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi sinh trưởng tốt, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, góp phần hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, nguồn sinh thủy được cải thiện. Hàng năm, Dự án tạo việc làm cho khoảng 126.500 lao động, góp phần XĐ - GN, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

 

Ngoài ra, Dự án còn tập trung xây dựng hạ tầng lâm sinh như: vườn ươm, trạm bảo vệ rừng, đường băng cản lửa...Tổng nguồn vốn trong giai đoạn 1998-2010 đầu tư phát triển lâm nghiệp là 256.950,9 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn từ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là 184.180,6 triệu đồng, vốn ODA trên 17 tỉ đồng, dự án 472 trên 35 tỉ đồng...

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp. Đồng thời, cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đó là: Cơ cấu cây trồng còn nghèo, khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn tới tỷ lệ sống, chất lượng rừng chưa cao, trong khi đó hạ tầng lâm nghiệp như đường lâm sinh, cơ sở chế biến còn nhiều yếu kém…Đồng chí nêu rõ: Thời gian tới cần tiếp tục chủ động thực hiện các chương trình trồng rừng trên địa bàn, tập trung nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của rừng; quy hoạch phát triển hạ tầng lâm nghiệp, vùng nguyên liệu, cây đặc sản. Đưa kinh tế rừng thật sự trở thành ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn kinh phí hạn hẹp. Năm 2011, nguồn vốn Trung ương bố trí cho công tác bảo vệ rừng là 18 tỉ đồng nên còn thiếu so với kế hoạch. Nhưng phải khẳng định nhất quán rằng chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng chưa kết thúc nên phải duy trì hoạt động của các BQL dự án trên địa bàn. Tinh thần chỉ đạo là tiếp tục triển khai dự án một cách quyết liệt và có hiệu quả hơn. Vì vậy, trước mắt, giao Sở NN%PTNT và Sở Kế hoạch & Đầu tư tiến hành phân bổ hết nguồn vốn 18 tỷ đồng cho các BQL dự án và hộ tham gia trồng rừng để triển khai các bước chuẩn bị như: lập hồ sơ, thiết kế, thẩm định dự án trồng rừng để phấn đấu bước vào đầu mùa mưa 2011 triển khai trồng rừng theo kế hoạch. Chú trọng công tác bảo vệ diện tích rừng đã trồng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nơi xung yếu. Tiếp tục triển khai việc giao rừng tự nhiên cho đồng bào miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy và quan tâm đến công tác phòng - chống cháy rừng trên địa bàn./.

 

Với những kết quả trong gần 12 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng có 9 tập thể và 43 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 39 tập thể và 95 cá nhân được nhận giấy khen của Sở NN&PTNT.

 

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục