Tổng nguồn thu từ dịch vụ logistics (bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối) vào khoảng 15-20% GDP của VN là một con số khổng lồ (khoảng 12 tỉ USD/năm). Nhưng 70% doanh thu hiện đang rơi vào túi các DN nước ngoài.

 

Nguyên nhân là hạ tầng của VN chưa tương thích để DN logistics VN có thể tiêu hoá được “miếng bánh” hấp dẫn này.

“Miếng bánh” hấp dẫn

Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy năm 2010, Việt Nam đứng đầu nhóm quốc gia thu nhập thấp và ở mức trung bình trên thế giới. Tuy Việt Nam ở giai đoạn đầu của việc phát triển, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á, kinh tế VN đang có sự phát triển mạnh thị trường mà sản xuất và bán lẻ - những yếu tố quan trọng cho thành công của ngành logistics. Hiện logistics của VN đứng thứ 53/155 quốc gia.

Nguồn thu từ dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỉ đôla Mỹ). Đây quả thực là một nguồn thu khổng lồ. Mặt khác, chỉ tính riêng vận tải trong chuỗi logistics (chiếm từ 40-60% chi phí) thì cũng đã là nguồn thu lớn.

Tuy nhiên, miếng bánh lớn và hấp dẫn này đang thuộc về các DN nước ngoài như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics.... Có thể nói, đây là những đại gia quốc tế với khả năng cạnh tranh mạnh bởi bề dày kinh nghiệm, nguồn tài chính mạnh, với hệ thống dịch vụ đã được hình thành lâu năm, chuyên nghiệp và bao quát trên toàn thế giới. Đặc biệt, công nghệ khai thác hiện đại, trình độ quản lý khá cao. Chính vì vậy, các DN này đã giành được khoảng 70% thị phần logistics tại VN.

Các cảng container tại Việt Nam mới chỉ tiếp nhận được tàu nhỏ.    Ảnh: B.L
Các cảng container tại Việt Nam mới chỉ tiếp nhận được tàu nhỏ. Ảnh: B.L

Nguy cơ mất thị trường

Mặc dù số lượng các DN tham gia lĩnh vực này của VN đang tăng lên nhanh chóng, song thực sự không mạnh mà chủ yếu là làm đại lý cho các “ông lớn” nước ngoài. Một số ít DN có thể chiếm được một phần nhỏ thị trường lại bị cạnh tranh khốc liệt. Nguy cơ nhãn tiền là năm 2014, các DN nước ngoài trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam sẽ được phép mở công ty 100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Như vậy, cuộc cạnh tranh giành giật từng “miếng bánh” trên thị trường logistics sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Giao nhận vận chuyển VN, hiện các DN liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài không những đã giành được khoảng 70% thị trường mà còn hết sức chuyên nghiệp, có mạng lưới rộng khắp... Trong khi đó, các DN logicstis Việt Nam chưa có tiềm lực, kinh nghiệm, thiếu đầu tư công nghệ... nên chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản, hoạt động manh mún, qua nhiều trung gian, đại lý. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu là hạ giá để giành giật khách, tự thôn tính lẫn nhau nên “miếng bánh” thị phần ngày càng có nguy cơ nhỏ lại. Nhiều DN chỉ là danh nghĩa,... còn thực chất làm thuê cho các hãng nước ngoài.

Bên cạnh đó, môi trường hạ tầng VN cũng không là tiền đề tốt cho ngành này phát triển. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa mạnh, thiếu kết nối đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc... Cụ thể, các trục đường bộ chưa vào cấp tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không. Hệ thống đường sắt quá lạc hậu, không hỗ trợ được cho chu trình vận tải khép kín của logistics. Đường hàng không năng lực vận chuyển hàng hóa thấp. Sân bay chưa có nhà ga hàng hóa và khu vực riêng cho hoạt động logistics...

Tất cả khó khăn trên khiến tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics. Điều này làm tăng chi phí sản phẩm, giảm hiệu quả của hoạt động logistics VN. Đây là những thách thức không nhỏ với DN VN để giữ và phát triển “miếng bánh” thị phần logistics.

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục