Ngân hàng Nhà nước tỉnh thường xuyên chỉ đạo kịp thời các chính sách liên quan đến tiền tệ đối với các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh thường xuyên chỉ đạo kịp thời các chính sách liên quan đến tiền tệ đối với các ngân hàng thương mại.

(HBĐT)- Thực hiện Nghị định 11NĐ-CP của Chính phủ và chỉ thị của Thống đốc ngân hàng cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh cùng các văn bản của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong những ngày qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Việc đồng loạt các giải pháp được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện như lãi suất huy động vốn, thắt chặt dần tiền tệ... Mặc dù vậy, riêng với tỉnh ta, do nguồn vốn cho vay đều thuộc lĩnh vực sản xuất nên chủ trương thắt chặt nguồn vốn không bị tác động mạnh.

 

Lãi suất tiền gửi cạnh tranh lành mạnh

 

Sau một thời gian cạnh tranh lãi suất tiền gửi từ các ngân hàng thương mại liên tục được đưa ra ví như các trương trình khuyến mãi với giải thưởng cao khiến cho việc người dân xoay như chong chóng. Một số người còn rút tiền từ ngân hàng này sang gửi ngân hàng khác để hy vọng trúng thưởng. Tuy nhiên, thực hiện NĐ 11 của Chính phủ, tất cả các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ta đã đồng loạt huy động VNĐ gửi ở mức tối đa là 14%/ năm. Theo đánh giá của NH Nhà nước, kể từ khi triển khai thực hiện NĐ 11, nhìn chung các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc huy động tiền gửi trong dân và các tổ chức. Mặt bằng lãi suất đồng đều như nhau đã tạo ra môi trường lành mạnh, không có cạnh tranh tiêu cực. Vấn đề huy động tiền gửi giữa các ngân hàng giờ dựa trên uy tín và khâu chăm sóc thu hút khách hàng có đồng vốn nhàn rỗi. Ngân hàng NN&PTNT được cho là đơn vị có mạng lưới rộng khắp nhất trong tỉnh. Tính đến trung tuần tháng 3, tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT đã đạt trên 2.200 tỷ đồng. Các nguồn vốn này chủ yếu được quay trở lại phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta. Với ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình, tính đến nay cũng đã huy động được trên 700 tỷ đồng từ nguồn vốn trong dân cũng như các tổ chức. Là một ngân hàng ngoài quốc doanh và ra đời muộn nhất so với những ngân hàng khác nhưng đến nay, nhờ phát huy về nguồn nhân lực, ngân hàng VP Bank cũng đã lấy được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiện tại, tổng nguồn vốn huy động của khách hàng thông qua chi nhánh đặt tại TP Hoà Bình cũng đã đạt trên 265 tỷ đồng. Theo ông Trần Anh Tuấn, Gám đốc Chi nhánh NH VPBank tại Hoà Bình, trong huy động vốn, VPBank đã thực hiện nghiêm túc NĐ 11, trong đó có cả huy động tiền gửi nói riêng đúng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng.

 

Tập trung vốn kích cầu sản xuất

 

Với nội dung chủ yếu của NĐ 11 nhằm về những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, một trong những nội dung chủ yếu hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, tập trung nguồn vốn vào lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, dự kiến đến cuối tháng 6/ 2011, tăng trưởng dư nợ cho vay phi sản xuất sẽ còn khoảng 20% và đến cuối năm 2011, giảm xuống còn còn khoảng 16%.

 

Theo đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc NH VPBank, về cơ bản, nhìn chung địa bàn tỉnh ta không có thị trường bất động sản cùng với chứng khoán, việc vay vốn thuộc lĩnh vực phi sản xuất rất hạn chế. Một số không nhiều khách hàng vay tiêu dùng nhưng với số lượng từ vài chục triệu đồng và có ít khách hàng vay tới 100 – 200 triệu đồng. Do đó, việc chủ trương thắt chặt vốn cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến khách hàng trong tỉnh. Hiện tại, riêng nguốn vốn cho vay của ngân hàng VP Bank thuộc lĩnh vực phi sản xuất chiếm khoảng 13%, thấp hơn so với yêu cầu của Chính phủ tính đến cuối năm 2011 (khoảng 3%).

 

Bà Đinh Thị Khánh Trúc, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hoà Bình cho rằng, toàn bộ hệ thống ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình đã triển khai thực hiện NQ11 và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh cùng Ngân hàng Nhà nước tỉnh nghiêm túc. Cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan đã đề ra một chương trình hành động đảm bảo triển khai từ cấp lãnh đạo cho đến từng nhân viên trên toàn chi nhánh. Tuy nhiên, theo bà Trúc, toàn thể Chi nhánh NH ĐT&PT Hoà Bình vẫn cố gắng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Với những nguồn vốn cho vay trung, dài hạn, ngân hàng ưu tiên các dự án khả thi, tạo ra nhiều sản phẩm và giải quyết việc làm cho xã hội.

 

Còn với NHNo&PTNT, trong tổng dư nợ trên 3.300 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay phi sản xuất mới chỉ chiếm khoảng 6%, thấp hơn nhiều so với NQ 11 đề ra. Theo ông Tuấn Minh Cử, Giám đốc NHNo&PTNT, để triển khai tốt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, NHNo&PTNT đang tập trung tạo lập nguồn vốn vững chắc, huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư, đặc biệt hạn chế nguồn vốn không ổn định đảm bảo vào phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

 

                                                                                    Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Đồng hành cùng nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục