Tham gia HTX Dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã viên có việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định gần 1 triệu đồng/người/tháng.

Tham gia HTX Dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã viên có việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định gần 1 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT)- Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển các loại hình kinh tế HTX kiểu mới, đó là định hướng xuyên suốt của huyện Tân Lạc trong những năm gần đây nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của kinh tế nông nghiệp. Trên thực tế, sự hình thành, phát triển ổn định của các HTX đã khẳng định sự đúng đắn của định hướng này.

 

Huyện Tân Lạc có khoảng 85% lao động sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp nhưng nhìn chung, thu nhập từ nông nghiệp còn bấp bênh. Trong khi đó, tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là lớn. Xuất phát từ thực tế trên, huyện xác định, để khơi dậy, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển các loại hình kinh tế hợp tác – HTX kiểu mới. Theo đó, huyện khuyến khích phát triển loại hình kinh tế HTX, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế có nhu cầu thành lập HTX.            

 

Ông Dương Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đến nay, huyện Tân Lạc đã có 24 HTX (không kể 4 HTX dịch vụ điện năng vừa chuyển về cho ngành điện quản lý), hoạt động sản xuất- kinh doanh khá hiệu quả tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: điện năng, dịch vụ nông nghiệp, TTCN, vệ sinh môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải và dệt may, đồ mộc, cơ khí… Với tinh thần chủ động, tự lực khắc phục khó khăn, các HTX đã khẳng định được vị trí nhất định trong sự phát triển KT- XH chung của huyện.

 

HTX dịch vụ điện năng xã Tử Nê là một trong những HTX điển hình của huyện Tân Lạc. Ra đời tháng 1/2004, đến nay, HTX đã có hơn 7 năm hoạt động, đóng góp tích cực vào quản lý điện nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới điện ở Tân Lạc. Hiện, HTX quản lý hoạt động của 2 trạm biến áp với đường dây điện dài 18 km cung cấp điện cho địa bàn 7 xóm trong xã Tử Nê và 2 xóm xã lân cận. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, HTX đã khắc phục nhiều khó khăn để kinh doanh có hiệu quả, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng sử dụng điện, vừa đảm bảo quyền lợi kinh tế cho xã viên với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Tạo việc làm ổn định cho 115 xã viên và mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho gần 200 người lao động lúc nông nhàn là con số ấn tượng khi nói về HTX Dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn (xã Mãn Đức). Chủ nhiệm HTX Đinh Công Sằn cho biết: Hiện, mức thu nhập của lao động dệt từ 600.000- 1 triệu đồng/người/tháng, lao động may từ 1 triệu- 1,8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX còn huy động hợp lý sức lao động của người già, tàn tật và trẻ nhỏ, mang lại luồng sinh khí mới cho hàng trăm mái nhà của người Mường huyện Tân Lạc. HTX còn nhiệt tình tham gia các hoạt động vì cộng đồng, hàng năm được đánh giá là HTX điển hình của huyện Tân Lạc.

 

24 HTX đang hoạt động trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện đang thu hút trên 200 xã viên, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương lúc nông nhàn với mức thu nhập bình quân 750.000 đồng/người/tháng. Nhìn nhận hiệu quả hoạt động của các HTX, Chủ tịch UBND huyện Dương Văn Chiến khẳng định: HTX là một trong những loại hình kinh tế được huyện Tân Lạc chú trọng phát triển và trên thực tế, sự phát triển ổn định của các tổ chức kinh tế HTX đã cho thấy đây là sự lựa chọn đúng đắn. Các HTX đang dần tạo chỗ đứng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông nghiệp - nông nông ở huyện Tân Lạc.  

 

                                                                                    Phan Anh  

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục