Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, 38 nhà máy đường trong nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Trong khi đó, 50.000 tấn đường đã được nhập khẩu về VN khiến cho việc tiêu thụ đường của các DN đang gặp khó khăn.

Theo quyết định của Bộ Công thương, sau ngày 15.4, 50.000 tấn đường trong tổng số 250.000 tấn đường mà Bộ đã cấp Qatar được nhập khẩu (NK) về VN. Trong khi các nhà máy đường trong nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường, thì việc nhập khẩu đường làm cho tình hình tiêu thụ càng gặp nhiều khó khăn.

Cả nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Ảnh minh họa.
Cả nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, GĐ Cty mía đường Bến Tre cho biết: “Các nhà máy đang chịu một áp lực rất lớn về vốn. Bởi hạn mức vay vốn của nhà máy cho đến giờ đã gần hết, nên tiền thanh toán mía cho bà con nông dân cũng khó khăn. Hơn nữa, lãi suất tương đối cao, lượng đường tồn đọng lại không bán được, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”.

Theo dự báo, sản lượng đường năm 2011 chỉ ở khoảng 960.000 tấn, trong khi đến thời điểm này đã ở mức 1,1 triệu tấn. Như vậy, với mức tiêu thụ đường bình quân cả năm của cả nước là 1,4 triệu tấn, lượng đường thiếu hụt là khá lớn. Bộ Công thương cấp Qatar cho 250.000 tấn đường là hợp lý. Tuy nhiên việc NK thêm đường trong khi lượng đường trong nước đang tồn đọng lại làm khó cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam nói: “Trong thời điểm này cung đang lớn hơn cầu. Hàng sản xuất ra mà không tiêu thụ được. Nếu như đường tiếp tục được nhập về, tức là tăng cung thì tình hình sẽ càng rối thêm. Vì quyền lợi chung, chúng tôi cũng kiến nghị với các nhà NK chậm nhập, tạm thời sử dụng lượng đường trong nước”.

Cũng theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ Công thương đang cân nhắc, xem xét việc NK 200.000 tấn đường còn lại. Việc NK đường hàng năm nhằm điều tiết giá trong nước, tránh tình trạng đầu cơ, tạo hiện tượng khan hiếm đường giả tạo. Vấn đề là chọn thời điểm NK đường để vừa đảm bảo chính sách điều hành của nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và bà con nông dân.

Hiện tại, giá đường trong nước đang ở mức 17.000đ/kg, giảm 2000đ/kg so với cách đây khoảng 2 tháng, khiến một lượng lớn đường giá rẻ nhập về sẽ tạo thế cạnh tranh gay gắt với hơn với 400.000 tấn đường còn tồn đọng. Sự cạnh tranh này sẽ là không bình đẳng giữa các nhà máy đường trong nước lẫn người trồng mía.

                                                                        Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục