Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra chất lượng thi công dự án hồ Nhâm, xã Yên Lạc.

Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra chất lượng thi công dự án hồ Nhâm, xã Yên Lạc.

(HBĐT)- Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, đồng chí Bùi Trung Kiên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Huyện đang tranh thủ sự giúp đỡ của T.Ư, tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng khai thác, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển SX, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của Yên Thủy trong những năm tới

 

P.V: Xin đồng chí cho biết một vài nét về diện mạo của huyện?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên:  Yên Thủy là vùng đất khó. Thế nhưng, từ tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tranh thủ sự giúp đỡ của T.ư, tỉnh, phát huy nội lực và sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, KT-XH của huyện đạt được những kết quả khả quan: Tốc độ tăng trưởng đạt 11,51%. Tỷ trọng nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40%; CN-XD chiếm 44%; dịch vụ chiếm 16%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,01 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 99%. Đời sống nhân dân được cải thiện. QP-AN ổn định. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố. Giá trị ngành trồng trọt tăng bình quân 4,84%/năm, chăn nuôi tăng 8,42% (năm 2010), thủy sản tăng bình quân 3,4%/năm, lâm nghiệp tăng lên 13,37%. Huyện đã hình thành một số vùng cây, con hàng hóa như: đậu tương, ngô, chè, mía và chăn nuôi đại gia súc đem lại thu nhập cao cho nông dân. Các lĩnh vực VH-XH, QP-AN có bước phát triển mới. 

        

P.V: Thưa đồng chí, Yên Thủy vẫn là vùng đất còn nhiều khó khăn?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên: Đúng vậy! Tỷ trọng nông- lâm nghiệp của huyện vẫn còn tới 40%, có hơn 80% dân số là nông dân. Trong khi đó, SXNN phụ thuộc vào thiên nhiên. Yên Thủy luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt và SX. Ngay vụ SX vừa rồi, mặc dù triển khai kế hoạch SX quyết liệt nhưng đến sau Tết, toàn huyện mới gieo trồng được 10% diện tích. Yên Thủy là vùng đất không giữ được nước, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng. Các công trình thủy lợi của Yên Thủy được đầu tư nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng và không phát huy hiệu quả. Mấy năm nay, T.ư và tỉnh đã quan tâm hỗ trợ Yên Thủy đầu tư một số công trình thủy lợi mang lại hiệu quả thiết thực như: hồ Ngọc Lương 1-2, hồ Me 1-2 xã Lạc Thịnh, liên hồ Đa Phúc, Yên Trị... nhưng vẫn chưa cơ bản cải thiện tình hình hạn hán toàn huyện. Cùng với đó là hệ thống giao thông đưa vào khai thác nhiều năm đã xuống cấp... Khó khăn thì nhiều nhưng huyện cũng có những tiềm năng:  22,5 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường 12 B đi qua cùng một số nguồn tài nguyên như: nước khoáng xã Ngọc Lương, hang Nước-xã Lạc Sỹ và một số doanh nghiệp đăng ký nghiên cứu triển khai dự án... sẽ là hành trang để Yên Thủy tạo được những bước phát triển mới.

 

P.V: Đồng chí có thể cho biết một số mục tiêu phấn đấu và giải pháp chủ yếu của huyện Yên Thủy trong thời gian tới?

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã xác định mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 19,8%. Cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 27,73%; CN-XD 47,09%; dịch vụ 25,18%. Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 36,46%...

 

Để đạt được những mục tiêu trên, huyện Yên Thủy đang tập trung xây dựng và quyết liệt chỉ đạo các chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng các cấp. Định hướng chung là phát huy cao độ nội lực, huy động tối đa các nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH. Trong đó, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 là cơ sở hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện để tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, triển khai các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huyện đang tranh thủ đề xuất với T.ư, tỉnh huy động tốt các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi. Phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH, xây dựng các vùng trồng màu tập trung, phục vụ CN chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông dân là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong SX CN-TTCN, dịch vụ, tăng cường thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm CN, dịch vụ theo quy hoạch; ưu tiên các dự án SX vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, cải thiện đời sống dân sinh và phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề gắn với chuyển đổi ngành, nghề lao động NN, NT sang CN-DV. Triển khai tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển SX, lồng ghép các chương trình, dự án với giảm nghèo bền vững.

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

                                                                             

                                                                        Lê Chung (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục