Từ mô hình thâm canh keo do chương trình 135 đầu tư, đến nay xã Mỹ Thành, Lạc Sơn phát triển mạnh rừng sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/năm.

Từ mô hình thâm canh keo do chương trình 135 đầu tư, đến nay xã Mỹ Thành, Lạc Sơn phát triển mạnh rừng sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/năm.

(HBĐT)- Chương trình 135 giai đoạn II đã tạo nên diện mạo mới cho các xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với thực hiện lồng ghép các chương trình, chính sách liên quan đến xóa đói- giảm nghèo, những kết quả đạt được từ triển khai Chương trình 135 đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 50,46% (năm 2006) xuống 32,2% (năm 2010).

 

Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn với 380 thôn, bản, KDC, trong đó có 6 xã ĐBKK, 5 xã khu vực II có 12 thôn, bản ĐBKK được hưởng lợi từ Chương trình 135.

 

Rút kinh nghiệm từ triển khai giai đoạn I và các chương trình, dự án xóa đói- giảm nghèo, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Chương trình nhằm tạo sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân. Bên cạnh đó, các công trình, dự án triển khai đều được nhân dân tham gia góp ý lựa chọn thứ tự ưu tiên, mức hỗ trợ đầu tư và đối tượng hưởng lợi để đưa vào thực hiện dân chủ, công khai. Tổng nguồn vốn Chương trình 135 được đầu tư trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay gần 54 tỷ đồng. Trong đó, huyện đã dành phần lớn nguồn vốn (gần 42 tỉ đồng) để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển KT- XH địa phương. Trong 5 năm đã đầu tư xây dựng một số hạng mục như đường giao thông nâng cấp 7 công trình đường liên xóm tổng chiều dài 22,9 km, xây mới 7 ngầm tràn qua suối; xây mới 10 công trình điện, 28 phòng làm việc ban giám hiệu, phòng học, nhà ở bán trú cho học sinh…

 

Xác định đầu tư sản xuất là nền tảng cho mục tiêu phát triển bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 huyện đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong 5 năm (2006-2010), Chương trình 135 đã đầu tư hỗ trợ 6.773 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất với 27.904 lượt hộ gia đình được hưởng thụ, trong đó có 3.013 lượt hộ tham gia tập huấn về các nội dung chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, khuyến lâm; 9.297 hộ được nhận hỗ trợ giống cây, giống con, vật tư sản xuất và 2.758 hộ được nhận hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất…Nhờ đó, hiện nay, địa phương đã đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện; nhiều chương trình, dự án về khuyến nông, xây dựng mô hình thâm canh các loại cây trồng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã tập trung vào chuyển  đổi cơ cấu theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản lượng lương thực cây có hạt bình quân trong 5 năm là 59.422 tấn tăng 5%.

 

Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện cũng đã triển khai hỗ trợ pháp lý ở các xã ĐBKK; hỗ trợ trên 3.000 học sinh các cấp thuộc diện hộ nghèo được đến trường...

 

Hiệu quả từ Chương trình 135 đã góp phần nâng cao tập quán sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân đầu người (năm 2006 là 2,4 triệu đồng, năm 2010 đạt 4,4 triệu đồng/người) Đến nay, trên 80% xã của huyện có đường giao thông cho xã cơ giới, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm cụm xã; các công trình thủy lợi nhỏ đáp ứng được 85% diện tích gieo cấy; mạng lưới điện quốc gia về đến tất cả các xã, số hộ dùng điện sinh hoạt đạt 85%...Mạng lưới trường lớp từng bước được mở rộng với cơ cấu hợp lý. Chất lượng dạy và học của các bậc học có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư.

 

Ngoài các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào, dự án cũng quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền cấp cơ sở. Đây cũng là một trong những. Chương trình 135 ở Lạc Sơn thực sự là động lực quan trọng giúp huyện vượt qua những khó khăn, có thêm điều kiện để xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

 

                                                                Đinh Thắng

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục