Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thống nhất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thống nhất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, trao đổi cụ thể với phía Nhật Bản và triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành.

Thực phẩm từ Nhật Bản sẽ được kiểm soát dư lượng phóng xạ (Ảnh minh hoạ).
Theo đó, trước mắt cho phép sử dụng nguồn dự toán NSNN năm 2011 để thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, trên cơ sở các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện, các Bộ và các cơ quan liên quan lập dự toán kinh phí bổ sung cụ thể, gửi Bộ Y tế tổng hợp, trình Bộ Tài chính giải quyết hoặc thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trước đó, theo đề xuất của Bộ NN&PTNT, các lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ 4 tỉnh Fukushima, Gunma, Ibaraki, Tochigi rời Nhật Bản sau ngày 11/3 (ngày xảy ra thảm hoạ động đất và sóng thần) sẽ được giữ lại 100% tại cảng nhập để kiểm tra dư lượng chất phóng xạ nếu không Giấy Chứng nhận (GCN) an toàn phóng xạ của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản.
Các lô hàng đến từ 4 tỉnh này có kèm GCN hoặc có xuất xứ ngoài 4 tỉnh này sẽ được kiểm tra xác suất 20% số lô. Nếu phát hiện dư lượng phóng xạ vượt ngưỡng, sẽ trả lại toàn bộ số hàng đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền của Nhật để biết.
Được biết, từ 2010 đến thời điểm thảm hoạ động đất - sóng thần, hàng thực phẩm nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu là thuỷ sản (cá hồi, cá ngừ, mực, tôm), nông sản (rau, củ quả các loại), sữa và các sản phẩm từ sữa.
Theo DanTri
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.