Công tác GPMB đã góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.

Công tác GPMB đã góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.

(HBĐT) - Lương Sơn xác định: “Năm 2010 là năm giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư, huyện tiếp nhận 59 dự án để triển khai GPMB, hoàn thành công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ TĐC cho 8 dự án với tổng số tiền thanh toán trên 7,7 tỷ đồng, 5 dự án đã phê duyệt dự toán bồi thường với số tiền 20,9 tỷ đồng, 13 dự án đang thẩm định và phê duyệt với số tiền gần 97 tỷ đồng, 13 dự án đang thoả thuận (7 dự án đã hoàn thành), 8 dự án chưa thực hiện được.

 

Là năm có nhiều dự án triển khai công tác GPMB, khối lượng công việc lớn, tuy nhiên, công tác GPBM được thực hiện đúng theo chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất, không xảy ra nhiều xáo trộn lớn, góp phần thúc đẩy các dự án đầu tư và hoạt động SX-KD. Từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn đã tiến hành triển khai bồi thường hỗ trợ và TĐC 44 dự án với tổng số tiền  đã thanh toán cho 1.155 hộ dân là trên 42 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đã phê duyệt dự toán bồi thường và chi trả cuối năm  2010, 7 dự án đã phê duyệt dự toán bồi thường với tổng số tiền 69,3 tỷ đồng nhưng chưa có tiền để thanh toán, 13 dự án đang triển khai thực hiện 11 dự án đang thỏa thuận (hoàn thành 5 dự án), 6 dự án đang thực hiện.

 

Tuy nhiên, hiện nay, huyện còn 16 dự án chưa thực hiện vì chưa hoàn thành thủ tục; một số dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, những chủ đầu tư chưa có tiền thanh toán cho các hộ bị ảnh hưởng. Nhiều hộ dân kiến nghị mức giá đền bù quá thấp so với thực tế. Bên cạnh đó nhiều dự án đã thực hiện xong GPMB nhưng không triển khai đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng làm hưởng đến công tác thu hút đầu tư của huyện và gây mất lòng tin với nhân dân.

 

Theo Hội đồng đền bù GPMB và Hỗ trợ TĐC của huyện Lương Sơn, một trong những khó khăn vướng mắc trong GPMB ở huyện Lương Sơn là công tác quy hoạch và giá đền bù. Hiện nay quy hoạch các dự án chưa gắn liền với quy hoạch về giao thông thủy lợi nên đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân có diện tích canh tác. Còn người dân vẫn quan niệm giá đền bù là thoả thuận giữa doanh nghiệp và hộ diện đền bù. Lương Sơn, địa bàn liền kề với Hà Nội nên người dân luôn đòi hỏi giá đền bù vượt hơn với mức giá phương án phê duyệt (kể cả đất 5% và đất khai hoang, phục hóa), gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước và các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Mặt khác, một số doanh nghiệp tự ý trả tiền cho các hộ dân cao hơn so với phương án đền bù cũng đã tạo ra những khó khăn cho các dự án thực hiện sau. Một số hộ dân không hợp tác với cơ quan chức năng trong trích đo địa chính. Do yếu tố lịch sử nên có các trường hợp không có nguồn gốc đất rõ ràng, không xác định được ranh giới thu hồi đất, nhiều giấy CNQSD đất trước đây cấp sai lệch so với trích đo mới nên khó khăn cho việc áp giá bồi thườngNgoài ra việc triển khai xây dựng cơ sở tầng bố trí tái định cư cũng là khó khăn ảnh hướng đến tiến độ công tác GPMB các dự án.

 

ông Nguyễn Đắc Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng đền bù GPMB và hỗ trợ TĐC huyện Lương Sơn cho biết: Huyện Lương Sơn đang tập trung phối hợp với các ngành liên quan, chủ đầu tư giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các công trình cấp bách, khu tái định cư cho các hộ dân; tập trung rà soát các phương án chi trả tiền cho các đối tượng diện thu hồi đất đối với các dự án đã lập và phê duyệt dự toán bồi thường. Đồng thời, trả lời dứt điểm đơn, thư khiếu nại theo thẩm quyền; tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật, phương án đền bù GPMB đến các hộ dân; kiên quyết xử lý những trường hợp không chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật về giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ các dự án, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

                                                                                    

                                                                                         Lê Chung

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục