Tình trạng lấn đường họp chợ diễn ra phổ biến ở các chợ nông thôn huyện Tân Lạc (ảnh tại chợ thị trấn Mường Khến).

Tình trạng lấn đường họp chợ diễn ra phổ biến ở các chợ nông thôn huyện Tân Lạc (ảnh tại chợ thị trấn Mường Khến).

(HBĐT) - Cơ sở vật chất nghèo nàn, nhiều chợ họp ngay bên lề quốc lộ là thực trạng nhiều năm ở hầu hết các chợ nông thôn huyện Tân Lạc.

 

Theo thống kê trên địa bàn huyện hiện có 12 chợ, trong đó có 2 chợ khu vực thị trấn, 10 chợ trung tâm cụm xã (chủ yếu họp chợ theo phiên). Vài năm gần đây, bằng nguồn vốn các chương trình, dự án, chợ Bò thuộc xã Lũng Vân, chợ trung tâm cụm xã Phú Cường đã được đầu tư, xây mới và đưa vào sử dụng. Hạ tầng cơ sở - kỹ thuật cụ thể như hệ thống điện, đường giao thông, cấp thoát nước trong các chợ còn lại đều đã xuống cấp, mặt bằng diện tích chật chội so với nhu cầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, giao lưu hàng hóa ở chợ. Đây còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng họp chợ tràn lan bên ngoài hành lang giao thông, nổi cộm nhất là tại chợ Lồ (xã Phong Phú), chợ Ngọc Mỹ, chợ Bóp ở khu 6  thị trấn Mường Khến và chợ thị trấn.

 

Ông Đinh Duy Khải, Phó trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: Huyện còn nhiều chợ đã xây dựng từ trên, dưới 20 năm nay nên nếu không được nâng cấp, mở rộng quỹ đất sẽ không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán của tiểu thương. Hiện trạng mạng lưới chợ kéo theo không ít những bất cập trong phát triển hoạt động kinh doanh chợ, công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an ninh trật tự. Mấy năm gần đây, hiện tượng họp chợ lấn đường phổ biến, tuy chưa xảy ra vụ việc đáng tiếc nhưng ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông đường bộ. Thêm vào đó, trên địa bàn huyện chưa có chợ đầu mối  loại hình chợ loại 1 có vai trò rất lớn trong việc phát luồng hàng hóa, giao thương và tiêu thụ các sản phẩm cho bà con nông dân.

 

Tại một số điểm, do nhu cầu kinh doanh, bán buôn bức xúc, các nhóm hộ dân đã tự họp ven đường, lấn chiếm hành lang, tạo thành các điểm chợ tạm. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại các xã chưa có có chợ. Hoạt động của các chợ tạm phát sinh làm tăng thêm những bất cập, khó khăn trong công tác quản lý của ngành chức năng, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn giao thông càng thêm bức xúc. Hiện, chỉ có các chợ khu vực thị trấn có hợp đồng với HTX vệ sinh môi trường thu gom rác thải, tiểu thương một số chợ cũng góp phí thuê nhân công tuy nhiên chưa tổ chức, thực hiện triệt để ở khu vực các chợ vùng sâu,  xa.

 

Công tác đầu tư xây dựng chợ nông thôn đang được đặt ra như một nhu cầu bức thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Để tiến tới xóa bỏ chợ tạm, giải tỏa chợ cóc, hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ, huyện Tân Lạc đang tập trung quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chợ từ nay đến năm 2020. Theo đó, để đầu tư xây mới 10 chợ ở các xã chưa có chợ, cải tạo 10 chợ với tổng diện tích đất hơn 65.000 m2, tổng kinh phí khoảng trên 27 tỷ đồng; đảm bảo 24/24 xã, thị trấn đều có chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối. Ngoài ra, còn hình thành một siêu thị tổng hợp hạng II ngay tại trung tâm huyện với mặt bằng 2000 m2, kinh phí xây dựng 5 tỷ đồng. Riêng công trình chợ đầu mối nông sản, huyện đã tiến hành làm thủ tục xin chủ trương đầu tư, diện tích chợ theo quy hoạch rộng 4.930 m2, bao gồm nhà đình chợ có diện tích 2.142 m2, các lán chợ và đầy đủ công trình phụ trợ phục vụ hoạt động kinh doanh, buôn bán khu vực nông thôn.

 

                                                                       

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục