Một số hộ nông dân thị trấn Mường Khến tiên phong trồng bí trái vụ ngay sau khi kỳ thu hoạch.

Một số hộ nông dân thị trấn Mường Khến tiên phong trồng bí trái vụ ngay sau khi kỳ thu hoạch.

(HBĐT) - Đã sang thời điểm cuối vụ thu hoạch, người trồng bí xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc sau liên tiếpcó những vụ thắng đậm nhờ được giá, được mùa đã không lường hết, trở ngại ở vụ này. Theo ông Bùi Văn Nhỏ – Trưởng phòng NN & PTNT huyện, sản lượng bí xanh thu được chỉ bằng 1/3 so với vụ trước, giá cả bấp bênh.

 

Hiện nay, trong tỉnh, Tân Lạc là huyện có diện tích bí xanh nhiều nhất (114,3 ha). Được đưa vào sản xuất từ năm 2006, mô hình trồng bí xanh vụ xuân đã được nông dân trong huyện tích cực tham gia, tạo phong trào chuyển đổi rộng khắp. Nếu các vụ trước, ch? tính sơ sơ tại vùng trồng bí lớn như Thanh Hối, Mãn Đức, thị trấn Mường Khến có đến hàng chục chủ vườn bí xanh thu về vài trăm triệu đồng tiền lãi/vụ thì đến vụ này, chủ bí lại lâm vào tình cảnh “dở khóc, dở mếu” bởi chi phí, công sức bỏ ra lớn mà giá trị chẳng được là bao, không ít hộ thua lỗ hàng trăm triệu đồng, sinh nợ nần vì bí.

 

Trường hợp ông Bùi Văn San, khu 2, thị trấn Mường Khến là một ví dụ. Với diện tích 12 ha, vụ bí này, ông đã đầu tư trên 400 triệu đồng mua phân bón, vật tư, thuê lao động trồng, chăm sóc. Thế nhưng vào đầu vụ, giá bí còn cao thì vườn bí nhà ông lại hỏng lứa quả. Ông đón đợt thu hoạch đầu tiên khi mà bí xanh ngoài thị trường đã ê hề, giá chỉ bằng 1/2 rồi 1/4, cuối cùng bằng 1/10 so với thời điểm đầu vụ. Ông San cho biết: Thương lái thương đến mua chỉ chọn bí bánh tẻ, quả nào cong queo, già hoặc vỏ ngoài hơi có phấn trắng loại bỏ ngay nên phải thu nhanh, không hy vọng để bí được lâu chờ giá cao. Kiểm lại toàn bộ số tiền có được sau vụ thu hoạch bí xanh 360 triệu đồng, ông ngậm đắng vì tính ra còn thiếu 60 triệu đồng mới thu hồi đủ gốc.

 

“Đầu tư lớn thua lớn, đầu tư nhỏ thua nhỏ” – Người trồng bí ở Tân Lạc thở than như vậy. Không thua đã là may, chỉ có một số hộ có số doanh thu hoà hoặc lãi chút ít từ việc trồng bí xanh như ông Vũ Tiến Lợi, bà Nguyễn Thị Thu ở khu 1B; ông Bùi Văn Chiến, ông Bùi Văn Đoạn ở khu 2. Ông Vũ Tiến Lợi thở dài: Hơn 3 tháng trồng, chăm sóc, nếu ở vụ trước chắc chắn trừ hết chi phí, gia đình cũng thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Chẳng ngờ vụ này làm ăn không suôn sẻ, lúc giá cao chẳng có hàng bán, lúc giá rẻ như bèo chỉ còn nước bán nhanh để gỡ. Đã vậy, bí năm nay quả không được đẹp nên khó thêm cho việc tiêu thụ. Với diện tích 6 ha bí xanh, gia đình ông Lợi thu 36 tấn, đạt doanh thu 216 triệu đồng. Trong khi chi phí đầu tư đã lên tới 210 triệu đồng, ông chỉ lãi 6 triệu đồng, xem ra trả lãi suất ngân hàng cũng còn không đủ.

 

Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều nông dân trồng bí xanh rơi vào tình cảnh khốn đốn là bởi mất mùa. Thời tiết bất lợi, một số hộ phải trồng đi, đối với số cây bị chết rét. Sang đến giai đoạn thụ phấn, thời tiết lại âm u, nhiều ruộng bị hỏng 1, 2 lứa quả đầu. Các hộ trồng bí phải nỗ lực, tập trung đầu tư phân bón, thậm chí phun cả thuốc chống rét, kích thích sinh trưởng với hy vọng cứu vãn. Tuy nhiên, lượng quả đậu thấp, với bí giàn cũng chỉ có 1 – 2 quả/cây. Nếu vụ trước, năng suất bí bình quân đạt từ 17- 20 tấn/ha thì vụ này chỉ đạt 6 tấn/ha, chất lượng quả kém hẳn vụ trước. Ông Bùi Văn Uôi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hối cho biết: nếu giá thấp mà được về năng suất, sản lượng còn kéo lại, đằng này… giá bí xanh bình quân chỉ đạt 2.500 đồng/kg, thời điểm cuối vụ chỉ 1.500 đồng/kg.

 

Các hộ trồng bí cho rằng tuy mất mùa, giá rẻ nhưng vấn đề đầu ra cho cây bí xanh tương đối ổn định, hầu hết lượng bí được thương lái các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên trực tiếp tiêu thụ, thu mua. Chính vì vậy, các hộ vẫn tiếp tục đầu tư thâm canh ở vụ sau. Không nản lòng trước một vụ bí xanh thất bát, một số hộ đang triển khai trồng bí xanh trái vụ để vớt vát phần nào. Theo ông Nguyễn Hồng Quân – một hộ tiên phong trồng bí trái vụ ở khu 2, thị trấn Mường Khến, làm bí trái vụ đỡ được chi phí đầu tư giàn, công làm đất, tuy năng suất chỉ bằng 2/3 vụ chính nhưng quả đẹp, dễ tiêu thụ hơn. Nếu thời tiết thuận lợi, chỉ khoảng 2 tháng nữa là bí xanh trái vụ sẽ cho thu hoạch lứa đầu. Diện tích trồng bí trái vụ toàn huyện đã triển khai ước đạt trên 10 ha.

 

 

                                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục