Qua 20 năm hình thành và phát triển, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM đã chuyển đổi những vùng đất hoang hóa, phèn hóa thành khu vực mang lại giá trị gia tăng lớn cho TP như nâng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động… Nhưng trước tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề công nghiệp hóa đang là bài toán khó. Vì vậy, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) vừa tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong KCX-KCN TPHCM và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao”, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà kinh tế để thực hiện đúng chủ trương Đảng bộ TP đã đề ra.

 

Năm 2015 đạt 60%

Đại hội Đảng bộ TPHCM vừa qua đã xác định, tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến tinh lương thực thực phẩm giá trị gia tăng cao. Trong đó, làm sao các ngành chủ lực này chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của TP.

Con số Hepza đạt được sau 20 năm hình thành là tốc độ thu hút vốn đầu tư luôn tăng, đến nay đã đạt được 7,7 tỷ USD. Thế nhưng, vấn đề khiến lãnh đạo TP quan tâm là các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật, chất xám cao vẫn còn thấp. Cụ thể, ngành có tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất hiện là ngành điện - điện tử, chiếm 25,47% tổng vốn đầu tư; hóa nhựa 14,9%, cơ khí 13,1%... Các KCN-KCX TP cũng đang gặp một số khó khăn như trình độ công nghệ chưa cao, nhiều dự án thâm dụng lao động, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu… Do vậy, hội thảo lần này nhằm bàn các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao; điều kiện cơ sở hạ tầng cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển… nhằm đạt được mục tiêu đưa TPHCM thành TP công nghiệp vào những năm 2015-2017.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín khảo sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza cho biết, để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ TP, Nghị quyết Đảng bộ KCX-KCN đề ra giai đoạn 2010-2015 phấn đấu các chỉ tiêu: thu hút đầu tư đạt 4 tỷ USD, quan tâm thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao; giải quyết việc làm cho 40.000 lao động, chú trọng lao động có tay nghề, kinh nghiệm đã qua đào tạo; 100% doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn; xây dựng hoàn thành 7 dự án nhà lưu trú công nhân đáp ứng 55.700 chỗ ở. Khi đã xác định được những chỉ tiêu cơ bản này, Hepza sẽ tập trung tiến hành từng bước để đi vào chiều sâu.

Đổi mới công nghệ

Thời gian qua, công nghiệp công nghệ thông tin đã góp phần đưa TP trở thành trung tâm hàng đầu về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của cả nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2006-2009 đạt 46%, trong đó doanh thu phần mềm đạt 34,5%/năm và doanh thu phần cứng đạt 48%/năm. Tuy nhiên, dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng tính ổn định và chất lượng của quá trình tăng trưởng không cao do phát triển theo chiều rộng, tức còn chủ yếu dựa vào vốn và nguồn nhân lực giá rẻ.

Ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP cho rằng, giải pháp để nâng cao giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp là phải đổi mới công nghệ. Bởi chỉ có đổi mới công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp muốn phát triển phải tập trung hướng vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong quá trình sản xuất, đồng thời qua đó chú ý đến việc xây dựng thương hiệu. Ông Phan Minh Tân giới thiệu, hiện TP có quỹ đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật, cho doanh nghiệp vay không thế chấp, lãi suất thấp, thậm chí bằng 0% nếu dự án đầu tư tốt. Quỹ đang mở rộng đối tượng cho vay đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới kỹ thuật - công nghệ, phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ cao mà TP khuyến khích.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP cho rằng, quỹ đất của TP có giới hạn, vì vậy cần hạn chế những ngành giá trị gia tăng thấp, vì vậy Hepza cần cơ cấu sắp xếp lại DN. Trong tương lai chỉ giữ những ngành công nghệ cao và dịch vụ, giảm bớt những ngành thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều thách thức nên cần di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.

Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP lạc quan hơn: tỷ lệ 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói trên sẽ sớm đạt được, bởi tỷ trọng 4 ngành này liên tục tăng từ 55,4% tổng tỷ trọng công nghiệp của TP (năm 2005) lên 59,4% (năm 2010). Với tốc độ này, năm 2011, tỷ trọng có thể nâng lên 60%. Thời gian qua, 4 ngành công nghiệp trọng yếu đã được TP tập trung đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhiều sản phẩm chiếm được thị phần lớn trong nước như dây cáp điện chiếm 80%, quạt điện 70%, vỏ ô tô xe máy 90%, điện tử gia dụng 50%, thực phẩm chế biến 70%... Vì vậy, với tốc độ này, TP sẽ sớm đạt được các chỉ tiêu mà nghị quyết Đảng bộ đề ra, vấn đề còn lại là làm sao nâng cao chất lượng trong phát triển.

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục