“Chứng khoán như đứa con bị bỏ rơi” là ví von của ông Bùi Nguyên Hoàn - Vụ trưởng, Trưởng đại diện Văn phòng UBCKNN tại TPHCM, một trong những người 16 năm trước đã chấp bút viết bản đề án thị trường vốn TPHCM, một trong các khởi nguồn của TTCK.

Còn ông Nguyễn Vũ Quang Trung - PGĐ HNX - đã phải thốt lên: “Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là mong muốn phát triển kinh tế trên hai chân TTCK và NH, hay vốn chỉ từ NH, còn TTCK là một thứ trang điểm trong nền kinh tế?”.

Một trong những TTCK tệ nhất thế giới  

Trong giới đầu tư, không còn nhiều người nghĩ CP rẻ nữa. Khái niệm rẻ - đắt dường như đã biến mất. Sự nhìn nhận về tương lai TTCKVN trầm trọng và bi quan hơn nhiều thời khủng hoảng tài chính thế giới cách đây hai năm. Người ta cho rằng CK đang ở đáy. Với cái đáy này, hoặc CK sẽ phục hồi trở lại dù cần nhiều thời gian, hoặc sẽ đóng cửa khi chỉ số hai sàn tiến dần về con số không. Chỉ số của sàn Upcom đã chạm ngưỡng 30 điểm, sắp về... “mo”.

Các chuyên viên phân tích kỹ thuật đang đau đầu. Họ không thể đưa ra những dự báo về thị trường VN cũng như sự biến động của giá CP dựa trên sự hiểu biết của ngành phân tích kỹ thuật tài chính tồn tại ở khắp các thị trường quốc tế. Vì sao? Vì giá hàng trăm CP đã giảm sâu, xuống mức thấp nhất trong lịch sử của nó, nên không thể có dữ liệu thấp hơn để đánh giá. Chỉ số HNX hiện đang ở mốc 69 điểm, chỉ còn cách mốc thấp nhất trong lịch sử thiết lập ngắn ngủi trong một phiên cuối tháng 5.2011 là 66 điểm. Không nhà phân tích kỹ thuật nào dám khẳng định nếu phá mốc 66 điểm, HSX sẽ rơi về đâu? Họ nói bên dưới là khoảng không, là rơi tự do, không ngưỡng hỗ trợ. Các CP cũng thế. Gần 12 tháng trước, có CP giá 37.000 đồng, nay còn 3.700 đồng, mà người ta vẫn chất lệnh bán. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, TTCKVN đang đối mặt nguy cơ có thật: Giá trị CP là tờ giấy trắng!

Nguy hiểm hơn, TTCKVN được xếp vào nhóm TTCK có mức tăng trưởng tồi tệ nhất thế giới. Dùng từ “tăng trưởng tồi tệ” vẫn còn nhẹ vì thực chất TTCKVN đâu có đi lên, nó thụt lùi từ bốn năm nay. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã ngừng chảy vào và nó đang đe dọa chảy ra vào năm sau khi hàng loạt quỹ đầu tư ngoại đến thời điểm đóng quỹ, thoái vốn. Khoảng 3 tỉ USD là giá trị còn lại của các quỹ nước ngoài đang nắm giữ CP niêm yết tính theo mặt bằng giá CK bây giờ. Ba tỉ USD bị rút ra không thể không tác động tới nền kinh tế. Không chỉ là lấy gì để bù đắp cho sự thiếu hụt đó, mà là giới đầu tư quốc tế sẽ nhìn thị trường tài chính của ta ra sao đây? Phần lớn số vốn đó đã đổ vào thị trường trước thềm VN gia nhập WTO, với kỳ vọng CK sáng sủa. Tuy nhiên kể từ tháng 3.2007, VN-Index đã kéo dài lê thê chuỗi ngày đi xuống không ngừng nghỉ. Không có một cơ hội ngàn vàng đất nước gia nhập WTO lần thứ hai nữa, TTCK sẽ thu hút dòng vốn ngoại bằng gì đây?

CK là thị trường của niềm tin, mà niềm tin đang là thứ xa xỉ ngoài tầm với. Làm sao NĐT có thể có niềm tin khi gần như tất cả đều đã thua lỗ, cả cá nhân, tổ chức, cả nước ngoài, trong nước? Những người đã bán CP, chấp nhận lỗ, xót xa quay đi, liệu có trở lại thị trường?

Lỗi tại ai?

Người ta đổ lỗi cơn bĩ cực của CK cho sự thăng trầm của kinh tế vĩ mô, cho cơ quan quản lý mà trước hết là UBCKNN và cao hơn là Bộ Tài chính. Hai - ba năm qua, những chính sách căn bản, có tính thúc đẩy thị trường ổn định và phát triển đã không được ban hành. Việc quản lý đã không theo kịp những chuyển động thị trường. Trào lưu đầu cơ, bóp méo thông tin, tin đồn, đội lái, làm giá CP đã không được ngăn chặn kịp thời. Suốt cả năm 2009 - 2010 nó gây nên cái nhìn lệch lạc về những Cty kinh doanh không hiệu quả, nhưng giá CP cao bất thường hơn các đơn vị làm ăn chân chính. Đến khi trào lưu này lắng xuống, động thái bán khống từ lách luật nổi lên. Cho dù bán khống bị cấm, nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại. Phải khẳng định thị trường thoái trào một phần là do hoạt động bán khống. UBCKNN có biết hoạt động bán khống không? Xin thưa là biết, nhưng vì sao không có chế tài đến cùng, thì nhà đầu tư vẫn chưa thể trả lời được.

Nhìn rộng ra, sự suy thoái của CK chịu tác động không nhỏ của chính sách tiền tệ. Mỗi quyết sách của cơ quan quản lý ngành NH đều có ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến TTCK. Làm thế nào CK có thể ổn định khi mà ba năm gần đây không năm nào không có cơn sốt vàng, ngoại tệ? khi mà cơ chế hai giá vốn được chúng ta phấn đấu xóa bỏ hàng chục năm trời, lại tái lập trong lĩnh vực tiền tệ với hai tỉ giá, hai lãi suất? Điều hành tiền tệ bằng mệnh lệnh hành chính với những trần sàn lãi suất, tỉ giá, khống chế các tỉ lệ an toàn vốn... đã thay thế cho các công cụ điều tiết thị trường. Đến bây giờ trần lãi suất huy động 14%/năm vẫn còn đó, mặc dù báo cáo của Bộ KHĐT thừa nhận lãi suất huy động bình quân đã lên tới 15,5%/năm.

Đã đến lúc phải nhìn nhận lại vai trò của TTCK như một kênh huy động vốn chủ đạo của nền kinh tế. CK có thể đứng dậy nếu cơ chế thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của nó đối với quốc gia. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta không thể thiếu TTCK. CK không phải sòng bài, nó là kênh dẫn vốn đến DN như NH, như mạch máu nuôi cơ thể. Nhìn nhận được như vậy, thì mới điều chỉnh được khái niệm sai lầm mà NHNN đặt ra khi xếp CK vào “phi sản xuất”, để từ đây dẫn đến sự ngộ nhận CK như “đứa con rơi” không đáng nhận sự đầu tư của xã hội.  Nếu tất cả dịch cụ tài chính đều là phi sản xuất và không cần thiết đầu tư, thử hỏi hoạt động NH nằm ở đâu; hay NH là sản xuất, còn CK thì không?.

 

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục