Tiếp tục đóng góp cho 10 nội dung bản kiến nghị “Kinh tế VN - những vấn đề trung và dài hạn” của Ủy ban Kinh tế (Quốc hội khóa XII), Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, xoay quanh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (NH) thương mại. Ông Du nói:

- Hiện nay số lượng NH quá nhiều, trong đó nhiều NH năng lực rất yếu. Tôi cho rằng cơ cấu lại hệ thống NH thương mại trước hết cần giảm bớt số lượng NH thương mại nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thông qua việc nâng chuẩn hoạt động. Khi đó những NH không đủ tiêu chuẩn để hoạt động toàn quốc có thể phát triển theo kiểu NH khu vực, bị giới hạn trong một phạm vi hoạt động nhất định tùy theo mức vốn cụ thể.

Với quy định trên, các NH nhỏ muốn mở rộng phạm vi hoạt động sẽ tự động sáp nhập với nhau. Hiện nay tất cả NH đều hoạt động toàn quốc nên mức độ rủi ro rất cao.

Không nên lo rằng khi giảm số lượng NH thì các NH còn lại sẽ “một mình một chợ”. Nếu trong nước chỉ có 3-4 NH cũng không phải độc quyền vì VN đã mở cửa, các NH nước ngoài vào rất nhiều. Hiện nay chính vì có quá nhiều NH nhỏ, yếu, dẫn đến khi NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh hơn hẳn vào thì các NH trong nước gặp bất lợi vì không cạnh tranh được.

Hiện nay hệ thống NH VN ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu: thiếu các tổ chức tài chính vi mô phục vụ người nghèo hoặc một cộng đồng nào đó trong khi có quá nhiều NH nhỏ, yếu.

Các cơ quan quản lý cũng phải giảm thiểu việc áp dụng các công cụ hành chính, thay thế bằng các quy định mang tính thị trường. Hiện nay các công cụ hành chính đã tạo lợi thế cho các NH, gánh nặng đẩy vào nền kinh tế. Cụ thể là quy định về trần LS huy động đang “lấy của người nghèo chia cho người giàu”, người gửi phải chịu lãi thấp, người vay phải chịu lãi cao, trong khi các NH đều công bố lợi nhuận lớn.

* Thời gian qua có vẻ điều hành kinh tế quá tập trung vào chính sách tiền tệ?

- Thực tế trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng có hai nền kinh tế chạy song song: nền kinh tế thực, tức nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ và nền kinh tế tiền tệ (tất cả đo bằng tiền). Với góc độ cá nhân, đo lường sự giàu có bằng tiền. Dưới góc độ quốc gia, đo bằng lượng hàng hóa, dịch vụ tạo ra.

Thời gian qua cơ quan điều hành kinh tế tập trung quá nhiều vào nền kinh tế tiền tệ (tổng phương tiện thanh toán, tăng tín dụng...) mà không biết nguồn vốn đổ vào đâu, tạo ra bao nhiêu hàng hóa. Một nền kinh tế tiền tệ do bơm tiền quá nhiều và sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến nguồn lực bị lãng phí, sức cạnh tranh của nền kinh tế không được khai thác hợp lý.

Kiến nghị của tôi là Chính phủ nên tập trung vào nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thực nhằm tăng sức cạnh tranh.

* Trong hoạt động tài chính hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta có quá nhiều cơ quan cùng giám sát hệ thống tài chính?

- Hiện nay có bốn cơ quan giám sát hoạt động tài chính: NH Nhà nước giám sát hoạt động của NH thương mại, Ủy ban Chứng khoán giám sát thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính giám sát hoạt động bảo hiểm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có vai trò tư vấn nhiều hơn giám sát. Như vậy là không ổn vì trong hoạt động của một NH thương mại bao gồm tất cả lĩnh vực trên.

Theo tôi, nên xây dựng Ủy ban Giám sát thành cơ quan giám sát tài chính hợp nhất cho toàn thị trường. Khi đó sẽ đẩy chức năng giám sát của thanh tra NH Nhà nước, của Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính sang cho Ủy ban Giám sát. Vấn đề là phải xây dựng cơ quan giám sát điều tiết hợp nhất, mạnh của VN. Đó phải là cơ quan giám sát điều tiết đúng nghĩa.

Đồng thời NH trung ương nên độc lập khỏi Chính phủ, trực thuộc Quốc hội và thực hiện chức năng duy nhất là ổn định giá cả, trở thành một đối trọng của Chính phủ. Khi đó NH Nhà nước không chịu trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng mà chỉ tập trung vào nền kinh tế tiền tệ. Còn Chính phủ tập trung vào nền kinh tế thực, vào cải thiện khả năng tạo ra hàng hóa, việc làm cho nền kinh tế.

 

                                                                                Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục