(HBĐT) - Từ năm 2001 đến nay, tỉnh ta đã có 12.432 lao động đi làm việc có kỳ hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Thời kỳ cao điểm (2003-2007), mỗi năm có khoảng 2.000 lao động đi làm việc chủ yếu ở các thị trường truyền thống (Malaysia, Quata, Đài Loan) và một số thị trường có thu nhập cao (Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước châu Âu). Người lao động chuyển về bình quân 200 tỷ đồng /năm. Đặc biệt khi hoàn thành hợp đồng trở về có vốn, họ học hỏi được tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, chuyên môn kỹ thuật, kiến thức ngoại ngữ nhất định.

 

Tuy nhiên, từ năm 2008, kinh tế thế giới khủng hoảng dẫn đến nhu cầu tuyển dụng lao động ở các nước giảm. Ông Nguyễn Thanh Thủy, PGĐ Sở LĐ-TB&XH cho biết: Nhiều lao động của tỉnh ở nước ngoài bị mất hoặc thiếu việc làm, một bộ phận NLĐ phải về nước trước thời hạn, nhu cầu nhận lao động mới của các nước giảm nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ở các nước Trung Đông, châu Phi gần đây cũng làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tiếp nhận lao động. Một số doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ do năng lực, khả năng quản lý đã chưa chấp hành đúng các quy định của hợp đồng với NLĐ. Một số người đã được học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, vay vốn mà không được xuất cảnh hoặc bố trí công việc không đúng như hợp đồng, tiền lương bị bớt xén… Phần lớn NLĐ chấp hành tốt quy định của các doanh nghịêp nước bạn nhưng vẫn có không ít người vi phạm nội quy, đánh nhau, bỏ ra làm ngoài, trốn sang nước thứ 3… làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của NLĐ nước ta.

 

Hiện nay, một số nước cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn phù hợp với khả năng của NLĐ tỉnh ta. Thị trường Đài Loan nhu cầu tuyển dụng vào làm việc ở các doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất chế biến, xây dựng, thuyền viên tàu cá; Trung Đông có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng; Malaysia có nhiều đơn hàng tốt, trong ngành sản xuất chế tạo, lương cơ bản tương đương 4 triệu đồng, cộng làm thêm giờ, NLĐ có thu nhập bình quân từ 6- 8 triệu đồng.

 

Để khởi động lại thị trường XKLĐ, giúp NLĐ đi làm việc có kỳ hạn ở nước ngoài được thuận tiện, theo ông Thủy, cần tăng cường tuyên truyền về luật XKLĐ, lợi ích XKLĐ mang lại. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về XKLĐ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là các doanh nghiệp đối với NLĐ; ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ. Lựa chọn doanh nghiệp có đủ khả năng, uy tín về tư vấn cho lao động trong tỉnh. Có chính sách mở rộng việc hỗ trợ cho người đi XKLĐ (giáo dục định hướng, điều chỉnh mức cho vay phù hợp với từng thị trường, dãn nợ, khoanh nợ, với những trường hợp rủi ro). Tăng cường chế tài để điều chỉnh các hành vi không chấp hành quy định đối với các doanh nghiệp. Thành lập quỹ hỗ trợ việc làm của tỉnh để có nguồn hỗ trợ cho NLĐ và hỗ trợ rủi ro trong XKLĐ. Nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, chuẩn bị những kiến thức cơ bản về nước sở tại, bồi dưỡng ngoại ngữ cho NLĐ trước khi xuất cảnh.

 

                                                                                               Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục