Khoảng 2 tuần nay, trên các tuyến đường ra cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng), Pò Peo (Trùng Khánh), Lý Vạn, Thị Hoa (Hạ Lang)… của tỉnh Cao Bằng, hàng trăm xe container đỗ ngổn ngang chờ xuất hàng.

 

Tình trạng này đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, ảnh hướng đến việc đi lại của người dân, gây dư luận không tốt trong xã hội.

Việc “nằm đường” chờ xuất hàng khiến cho các chủ hàng của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc bị tổn thất kinh tế nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Hoa, một chủ hàng người Hải Phòng, cho biết nếu thuận buồm xuôi gió, chi phí cho một xe container đi từ Hải Phòng lên đến các cửa khẩu tại Cao Bằng khoảng 80 triệu đồng. Nếu phải “nằm đường” trong một thời gian dài như thế này kinh phí bị đội lên khoảng 20-30% nữa khiến nhiều chủ hàng bị thua lỗ.

Do hàng hóa lên các cửa khẩu ở Cao Bằng chủ yếu là hàng đông lạnh nên muốn để lâu ngày trong xe, phải cắm điện để bảo quản lạnh. Do vậy, nhiều xe không tìm được chỗ nạp điện nên phải chạy lòng vòng để tìm nguồn điện gây phát sinh xăng dầu vận tải, thậm trí có những xe phải hủy toàn bộ hàng do bị hư hỏng và phải bồi thường cho chủ hàng Trung Quốc.

Trong khi các chủ hàng “méo mặt” vì không xuất được hàng thì nhiều người dân lại hái ra tiền nhờ các dịch vụ ăn theo. Nắm bắt được tình trạng phải nạp điện của các xe container, nhiều người dân trên các tuyến đường ra cửa khẩu đã đầu tư riêng một đường điện ba pha để làm dịch vụ. Bình quân mỗi xe muốn đủ lạnh, phải nạp điện từ 8 đến 16 giờ, giá cho mỗi giờ là 70.000-80.000 đồng. Như vậy trừ đi số tiền phải trả cho điện lực mỗi giờ họ cũng kiếm được 50.000 đồng/xe.

Anh Nông Văn Bộ là một người bán giải khát trên tuyến đường từ thị xã Cao Bằng đi cửa khẩu Tà Lùng nói: “Do có mặt bằng rộng nên hơn chục ngày nay, nhà em lúc nào cũng có gần chục xe vào nạp điện, mỗi ngày trừ chi phí đi em bỏ túi 3-5 triệu đồng tiền. Đó là chưa kể đến tiền thu được của các lái xe từ việc ăn uống và thuê phòng trọ.”

Hiện nay, do không chịu được cước phí phụ trội và để bảo quản hàng hóa nhiều chủ hàng đã phải cho xe quay trở về Hải Phòng để bảo quản trong các kho lạnh.

Theo ông Hà Ngọc Chiến, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng, nguyên nhân của tình trạng xe nằm chờ xuất hàng là do yêu cầu  của tỉnh về việc quản lý chặt việc vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường không đảm bảo chất lượng. Tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu qua 2 cửa khẩu chính là Tà Lùng và Hùng Quốc vì các tuyến đường này tương đối đảm bảo về trọng tải. Đối với các cửa khẩu khác muốn xuất hàng, phải sang tải cho phù hợp với trọng tải quy định.

Thông tin từ Cục Hải quan Cao Bằng cho biết thêm trong khi tỉnh Cao Bằng chỉ cho  phép xuất khẩu hàng hóa qua 2 cửa khẩu chính là Tà Lùng và Hùng Quốc thì phía Trung Quốc lại hạn chế hàng hóa đi qua hai cửa khẩu này nên các chủ hàng phải chờ đợi cơ hội xuất hàng.

Thời gian qua, các xe vận tải hàng hóa trọng tải nặng đi qua địa bàn Cao Bằng với lưu lượng lớn, trong khi đó, các tuyến đường không đảm bảo trọng tải nên xuống cấp nhanh chóng.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng như các bến bãi, kho chứa hàng tại các cửa khẩu của tỉnh chưa có nên nảy sinh tình trạng đỗ xe bừa bãi gây ách tắc giao thông liên tục, ảnh hưởng xấu đến các phương tiện tham gia giao thông./.

 

                                                                                Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục