Gửi tiền vào ngân hàng nhưng bị “sếp” chi nhánh ngân hàng cấu kết với một giám đốc doanh nghiệp đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Không lấy được tiền đã gửi, người dân tiếp tục kéo đến bao vây ngân hàng.

 

Sự việc trên xảy ra vào ngày 22/9 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank chi nhánh Hùng Vương (số 131 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TPHCM).

Vào thời điểm này, dù trời mưa khá to nhưng những nạn nhân vẫn kiên nhẫn đội mưa mang băng rôn căng trước chi nhánh ngân hàng nên gây sự chú ý của rất nhiều người đi đường. Nguyên nhân sự việc là do người dân gửi vốn vào ngân hàng nhưng bị chiếm đoạt luôn. Sự việc kéo dài hơn 2 năm nhưng vẫn không được giải quyết nên người dân tiếp tục bao vây ngân hàng để đòi tiền.

Theo kết luận điều tra của công an TPHCM, sự việc bắt đầu từ việc bà Bùi Thị Kiên Hà, Giám đốc Công ty Đại Việt Bảo dù không có vốn nhưng vẫn lập công ty, ký hợp đồng mua sắt, nhập khẩu phân bón… Để có tiền, Hà đã móc nối với ông Phạm Khắc Đại Điền, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương (Q.6, TPHCM) thỏa thuận về việc giúp Hà không phong tỏa tài sản tiền gửi đồng sở hữu của Hà và khách hàng khi khách hàng cho vay để Hà có thể rút ra sử dụng. Được sự trợ giúp của Điền, Hà tiến hành huy động vốn vào tài khoản tại Ngân hàng Agribank.

Hà hứa với bốn khách hàng là vay ngắn hạn, trả lãi cao, chỉ dùng xác nhận duy trì số dư tài khoản của công ty để thực hiện hợp đồng mà không rút sử dụng vốn, có sự bảo lãnh phong tỏa của ngân hàng để khách hàng tin tưởng cho vay. Bằng thủ đoạn này, với sự giúp sức của Điền, Hà đã chiếm đoạn 29,91 tỉ đồng. Trong đó, khoản tiền của ông Nguyễn Văn Long và ông Đào Đức Hoạt được ký gửi tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương là 17 tỉ đồng. Hà còn dùng thủ đoạn tương tự chiếm đoạt tiền của 2 người khác là ông Hoàng Như Luận (8 tỉ đồng) và bà Lê Thị Thảo (5 tỉ đồng).
 
Các khách hàng là nạn nhân của vụ án "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" căng băng rôn trước trụ sở chi nhánh ngân hàng sáng 22/9

Kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công an TPHCM nêu rõ: “Bà Hà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bốn cá nhân. Các khoản tiền này đã được ông Điền đại diện cho ngân hàng Agribank ký, đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Vì vậy trách nhiệm bồi thường dân sự thuộc về Ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương”. Trước những sai phạm trên, ông Điền và bà Hà đã bị bắt tạm giam từ cuối năm 2010.

Sự việc đã diễn ra gần 2 năm nhưng đến nay chi nhánh ngân hàng này vẫn chưa giải quyết cho người dân. Nạn nhân Đào Đức Hoạt bức xúc: “Số tiền dùng để cho bà Hà vay, gia đình tôi đã phải đi huy động từ bạn bè, người thân. Nay mỗi tháng phải trả lãi cho người ta hàng trăm triệu đồng. Để có tiền đi lại từ TPHCM ra Hà Nội đòi tiền chính đáng của mình, tôi đã phải bán một số tài sản, bán đất…”.

Trong một thư trả lời ông Hoạt, ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank cho hay, về phía ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương cũng có một phần lỗi, nhưng việc xem xét, đánh giá mức độ lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng. Trong văn bản trả lời khách hàng, ông Tân còn cho biết đây là vụ việc có tính chất phức tạp do có giai đoạn trung gian, ngay khi có kết quả xử lý chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra, ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng từ ngày Công an TPHCM ra kết luận điều tra, ngân hàng Agribank vẫn làm ngơ trong việc trả lại tiền.

Sáng 22/9, khi ghi nhận sự việc, chúng tôi đã đến chi nhánh ngân hàng Agribank Hùng Vương đề nghị gặp lãnh đạo chi nhánh để tìm hiểu thông tin. Sau khi kiểm tra giấy tờ, thẻ nhà báo của các phóng viên, nhân viên ngân hàng này bảo đợi một chút. Tuy nhiên, đợi mãi cũng không có ai giải quyết. Khi hỏi lại thì nhân viên này cho biết lãnh đạo đang bận và mời các phóng viên làm việc vào dịp sau.

 

                                                              Theo DanTri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục