Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của VN như càphê Buôn Ma Thuột, càphê DakLak, nước mắm Phú Quốc bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng và đăng ký bảo hộ đã cho thấy việc quản lý và khai thác thương hiệu quốc gia đang rơi vào tình trạng của chung ít ai lo.

 

Cho đến khi những tài sản quý giá này đã bị “đánh cắp” một cách công khai, các cơ quan chức năng, hiệp hội mới vào cuộc gỡ gạc.

Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như càphê Buôn Ma Thuột, càphê DakLak, nước mắm Phú Quốc bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng và đăng ký bảo hộ đã cho thấy việc quản lý và khai thác thương hiệu quốc gia đang rơi vào tình trạng của chung ít ai lo. Cho đến khi những tài sản quý giá này đã bị “đánh cắp” một cách công khai, các cơ quan chức năng, hiệp hội mới vào cuộc gỡ gạc.

Khai thác mà không bảo vệ

Hàng loạt chỉ dẫn địa lý (CDĐL) bị chiếm dụng ở nước ngoài đã cho thấy từ DN đến các hiệp hội và chính quyền sở tại nơi có thẩm quyền đối với việc quản lý và khai thác CDĐL đó đã không quan tâm đến việc bảo vệ. Ai cũng biết càphê Buôn Ma Thuột hay nước mắm Phú Quốc nổi tiếng thơm ngon. DN sản xuất sản phẩm có xuất xứ tại đây đã được hưởng lợi từ CDĐL này làm ra giá trị thương hiệu và lợi ích kinh tế.

Bài học về việc bị chiếm dụng thương hiệu hay CDĐL ở nước ngoài không còn là chuyện mới xảy ra. Rất nhiều DN VN đã phải khổ sở, trầy trật và tốn kém để đòi lại thương hiệu của mình do bị chậm chân đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Gần đây nhất, tên miền càphê Trung Nguyên đã bị chiếm dụng ở Australia để quảng bá và rao bán càphê Highlands cũng là một bài học điển hình về sự chậm chân. Đối với từng DN, có thể do hiểu biết, nhận thức chưa đủ. Song đối với các CDĐL thuộc sở hữu chung, đôi khi vì việc khai thác quá dễ dàng cho nên ít ai quan tâm đến việc bảo vệ.

Bảo vệ thương hiệu quốc gia không thể chỉ bằng lời nói hay sự khuếch trương trong các chiến dịch tiếp thị, quảng bá. Thiết thực nhất và trước tiên là cần đăng ký bảo hộ. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ khi xảy ra tranh chấp hoặc bị xâm phạm. Thị trường thế giới rộng khắp, vì thế việc đăng ký bảo hộ cần có trọng điểm. Đó là những thị trường sản phẩm VN được ưa chuộng hay có khả năng chiếm lĩnh. Nếu chỉ chăm chăm vào khai thác, thì chẳng  khác nào có của mà không biết giữ, cầm vàng còn để vàng rơi.

Liên tiếp trong các số báo 208 và 214, Báo Lao Động đã phản ánh việc các thương hiệu lớn của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền.
Liên tiếp trong các số báo 208 và 214, Báo Lao Động đã phản ánh việc các thương hiệu lớn của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền.

Ai có trách nhiệm bảo vệ?

Từ tình trạng những năm trước đây càphê Trung Nguyên liên tục bị chiếm dụng thương hiệu ở nước ngoài, đến nay DN này đã tiến hành đăng ký bảo hộ tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh nghiệp bị chiếm dụng thương hiệu thì bằng mọi giá phải giành lại vì nó gắn với sự sống còn trên thị trường. Tuy nhiên trong trường hợp các chỉ dẫn địa lý bị chiếm dụng để đăng ký bảo hộ như đã diễn ra với càphê Buôn Ma Thuột, DakLak hay nước mắm Phú Quốc, thì trách nhiệm đi đòi lại, hay trách nhiệm đăng ký bảo hộ trước đó và sau đó, thuộc về ai?

CDĐL là thương hiệu chung, là tài sản chung, vì thế chẳng DN nào lại chịu nhọc công và tốn kém đi đăng ký bảo hộ. Vả lại, việc đăng ký bảo hộ cũng không thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các DN và các hiệp hội. Đã là tài sản quốc gia, thì từ người dân đến DN, hiệp hội có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn. Nhưng thẩm quyền quản lý, cho phép khai thác vẫn thuộc về chính quyền. Chính vì thế, việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cũng phải được chính quyền tiến hành thông qua các cơ quan tham mưu và sự chung tay của các DN và hiệp hội.

Bài học về thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột, càphê DakLak, nước mắm Phú Quốc bị chiếm dụng đăng ký bảo hộ ở nước ngoài là sự cảnh báo mới nhất đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng khác của VN như chè, vải,  xoài, hồ tiêu... Một khi những thương hiệu này chưa được đăng ký bảo hộ thì khả năng bị mất vào tay các DN nước ngoài trong tương lai là rất lớn. 

 

                                                                     Theo LaoDong

Các tin khác


Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục