Lương thực, một mặt hàng được Công ty CP Thương mại Định Nhuận ưu tiên lựa chọn để thực hiện chương trình bình ổn giá.

Lương thực, một mặt hàng được Công ty CP Thương mại Định Nhuận ưu tiên lựa chọn để thực hiện chương trình bình ổn giá.

(HBĐT) - Trước tình hình thị trường có nhiều diễn biến khá phức tạp, giá cả các loại hàng hóa có xu thế tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, ngày 16/8/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 146 về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, số vốn được ứng là 50 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để bình ổn giá các nhóm hàng thiết yếu những tháng cuối năm 2011. Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình bình ổn giá đợt này gồm: Công ty TNHH Anh Phong, Công ty CP thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH một thành viên Phương Khương, doanh nghiệp tư nhân Phượng Sáng đang nỗ lực chuẩn bị dự trữ hàng hóa nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất chương trình bình ổn giá lần thứ hai trên địa bàn tỉnh.  

Trước đó, đầu năm nay, theo Quyết định số 2224 ngày 3/12/2010 của UBND tỉnh, 30 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh đã được ứng cho 4 doanh nghiệp để dự trữ hàng hóa và đưa đến các điểm bán trên địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh để bình ổn giá nhân dịp đầu năm mới. Thông qua thực hiện Quyết định số 2224 ngày 3/12/2010 của UBND tỉnh, chương trình đã thực sự phát huy hiệu quả tới đời sống nhân dân, tình hình thị trường, các ngành chức năng, các doanh nghiệp đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, kinh doanh  để góp phần bình ổn giá trên thị trường. Ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương nhận xét: Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc ứng vốn ngân sách cho các doanh nghiệp vay vốn để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, vai trò tích cực của các ngành Công thương, Tài chính cùng  sự nỗ lực của các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia, chương trình đã thực sự trở thành một trong những công cụ điều tiết giá hữu hiệu và thiết thực của tỉnh. Các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp cung ứng với số lượng dồi dào, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng hàng hóa và đảm bảo VSATVSTP… Vì vậy đã hạn chế và kiểm soát được tình trạng đầu cơ, hiện tượng tăng giá đột biến, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bình ổn thị trường.

Là một trong bốn doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, đại diện Công ty CP thương mại Định Nhuận khẳng định: Quá trình tham gia chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức, tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong mở rộng hợp tác, liên kết, thực hiện mục tiêu bình ổn giá, gắn kết giữa đầu tư, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, bảo đảm giá cả sản phẩm hàng hóa ổn định cho người dân. Bên cạnh đó, chương trình cũng góp phần thực hiện thành công CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bởi các mặt hàng trong chương trình này đều do các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp của tỉnh sản xuất”.

Trong thời điểm đầu năm, tham gia bình ổn giá là 11 nhóm hàng với 2.064 mặt hàng gồm: lương thực, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mi chính, bánh, mứt, kẹo, đường sữa, rượu bia, chè, cà phê, nước giải khát. Quá trình thực hiện, các doanh nghiệp tổ chức bán hàng theo đúng giá đã đăng ký đã Sở Công thương, Tài chính phê duyệt. Đại diện Công ty TNHH Anh Phong cho biết: Tham gia chương trình đã giúp cho doanh nghiệp có điều kiện ngày càng mở rộng thị trường và cải thiện tốt hơn hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, không chỉ các doanh nghiệp tham gia mà các doanh nghiệp nằm ngoài chương trình cũng nhận được những tác động tích cực từ chương trình thông qua mối liên kết, hợp tác nên hoạt động SX-KD cũng sôi động hơn. Chị Bùi Thị Hòa, một khách hàng ở thị trấn Lạc Sơn nhận xét: Đi mua sắm, tôi thấy các điểm bán hàng bình ổn giá như các cửa hàng Lê Đình Trung, Trung Lịch (thị trấn Vụ Bản) đều có giá bán thấp hơn và hàng hóa đảm bảo chất lượng nên đa số khách hàng tìm đến mua tại các cửa hàng này.

Phát huy kết quả đã đạt được, mục tiêu của chương trình trong thời gian tới được ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương khẳng định: Chương trình tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tạo nguồn hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, giảm chi phí, hạ giá thành…, có nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu chất lượng cao, hợp vệ sinh, giá cả hợp lý, góp phần cùng tỉnh và cả nước thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Từ những mục tiêu đó, đối tượng của chương trình sẽ gồm nhóm mặt hàng là lương thực (các loại gạo, mỳ tôm, mỳ gạo), thực phẩm (tươi sống, đông lạnh, công nghệ và chế biến), dầu ăn, mì chính, đường, nước mắm, sữa các loại. Để thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố, doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối, nhất là ở những khu chợ truyền thống; tăng tần suất đưa hàng hóa về các KDC, nhất là các xã vùng sâu, xa.

                                                                                  

                                                                          Đức Phượng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục