Bà con người Mông ở Pà Cò (Mai Châu) đang làm quen với  mô hình sản xuất chè an toàn hướng tới thị trường.

Bà con người Mông ở Pà Cò (Mai Châu) đang làm quen với mô hình sản xuất chè an toàn hướng tới thị trường.

(HBĐT) - Đã gắn với công việc trồng chè từ nhiều năm nơi vùng chè Shan tuyết danh tiếng nhưng nhiều tháng nay, các hộ Sùng A Pha, Sùng A Giàng, Sùng A Trua và khá đông hộ khác ở bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) lại bắt tay vào một công việc khác liên quan đến cây chè. Đó là khi Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) và Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền phối hợp triển khai mô hình chăm sóc và hướng dẫn sản xuất chè an toàn tại 2 xóm Xà Lĩnh và Trà Đáy.

 

Đây là một trong các mô hình của Chi cục thực hiện triển khai dự án bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ATVSTP năm 2011).

Để mô hình thành công, Chi cục đã triển khai các bước như: phối hợp kiểm tra mẫu đất, nước phân tích tồn dư kim loại nặng tại vùng đất này; phối hợp đồng bộ với các ngành, đơn vị tổ chức tuyên truyền đem lại nhận thức mới cho bà con về sản xuất chè an toàn. Chi cục và Công ty đã mở được các lớp tập huấn (1 lớp/30 hộ), hội thảo đầu bờ theo hình thức cầm tay chỉ việc; hướng dẫn các quy trình về sản xuất phân vi sinh (từ phân chuồng, các phụ gia khác, cách ủ), chăm sóc và cách thu hoạch chè với những nét mới. Trong đó, hướng tới độ an toàn của sản phẩm chè cũng như nâng cao hơn về chất lượng của sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Giống cây trồng Phương Huyền cho biết: Trong số 134 ha chè ở Pà Cò, Công ty và Chi cục đã triển khai mô hình chè an toàn trên 5 ha chè giống Kim Tuyên. Trong đó, từng bước làm thay đổi tập quán thâm canh chè trước đây của bà con (như hay lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học; việc chăm sóc chưa bài bản, chưa đúng quy trình kỹ thuật...). Nay thực hiện mô hình này, chúng tôi đã hướng dẫn các bước sản xuất, chăm bón chè bằng phân hữu cơ tại mỗi gia đình. Mong muốn lớn nhất mà Chi cục và các đơn vị phối hợp là có được sản phẩm chè sạch, an toàn và bảo đảm các thông số về chất lượng. Thực tế cho thấy, sau vài tháng triển khai mô hình, từ bỡ ngỡ ban đầu, đến nay, hàng chục hộ người Mông ở Pà Cò đã thích nghi nhanh với những nét mới trong thâm canh cây chè. Điều làm người dân yên tâm và hứng thú với mô hình là ngoài sự thụ hưởng những kiến thức, kỹ thuật mới, sản phẩm bà con làm ra được bao tiêu, mua với giá cao so với loại chè khác với giá 12.000 đồng/kg búp tươi (giá thị trường là 6000 đồng/kg cho loại chè thâm canh đại trà)...  

Bà con người Mông hưởng ứng làm chè an toàn, đó là dấu hiệu thành công ban đầu mà Chi cục và đơn vị phối hợp hướng tới. Vấn đề tiếp theo của lộ trình là khi đã thành công, cần được nhân rộng ra ở nhiều diện tích khác; không chỉ ở Pà Cò (Mai Châu) mà còn mở rộng tới các xã làm chè khác là xã Yên Hoà, Trung Thành  (Đà Bắc), nơi Công ty Giống cây trồng Phương Huyền đã dày công gây dựng.

                                                                                         Bùi Huy

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục