Nông dân các xã vùng ven TPHB tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Mô hình trồng dưa chuột ở xã Sủ Ngòi.

Nông dân các xã vùng ven TPHB tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Mô hình trồng dưa chuột ở xã Sủ Ngòi.

(HBĐT) - Xã Sủ Ngòi, TPHB đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng trọt và nuôi các loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, nhân dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất. Rau màu và một số loại cây ngắn ngày là những cây trồng chủ lực trên đồng đất Sủ Ngòi với tổng diện tích trên 50 ha.

 

Xã đã xây dựng các mô hình cánh đồng rau an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.  ông Trần Văn Phê, chủ của một ruộng cà chua rộng lớn nhất nhì xã là một thí dụ. Ba năm nay, ông Phê mạnh dạn đầu tư thâm canh loại cây này trên toàn bộ diện tích 1.500m2 đất ruộng của gia đình. Sau khi tính toán mọi chi phí, ông thu lãi 30 triệu đồng /vụ. Từ khi đưa cây cà chua xuống ruộng cho đến khi thu hoạch xong chỉ kéo dài 4 tháng. ông có thể trồng gối vào đó các loại cải ngắn ngày trong thời gian chờ gieo trồng cà chua vụ sau. Nếu so với cây lúa, cà chua lại có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần. Mỗi ha cây cà chua cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng.  

Không chỉ ở Sủ Ngòi mà nhiều nơi khác của TPHB như Thống Nhất, Dân Chủ, Yên Mông được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi sang nuôi trồng những giống có hiệu quả cao hơn như kết hợp chăn nuôi và thuỷ sản, trồng và cung cấp rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh... Nhìn chung, đời sống của người dân đã được nâng cao hơn trước. Sản xuất nông nghiệp đã đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường đô thị, đồng thời tập trung sản xuất theo hướng thâm canh, tập trung sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.  

Hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu kinh tế với người dân vùng ven TP đã được khẳng định. Nhưng điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khó khăn hiện nay ở các xã vùng ven là nhiều người vẫn giữ nếp nghĩ, tập quán canh tác cũ. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích canh tác nông nghiệp của địa phương hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ. Việc dồn điền- đổi thửa cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác thuỷ lợi chưa chủ động nên  đáp ứng cho sản xuất cũng hạn chế. Đời sống người dân mặc dù đã được nâng cao hơn trước nhưng so với mặt bằng chung vẫn khó khăn.  

Nhằm nâng cao đời sống cho người dân các xã vùng ven TP, UBND TP quan tâm đến  chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt  áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích sản xuất. Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp của TP tập trung hướng vào các mặt hàng mang tính chất sản xuất hàng hoá vùng đô thị như hoa, cây cảnh, rau an toàn, thuỷ sản... Thành ủy, UBND TP xác định trong quá trình đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Để có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp toàn diện, hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp cận đô thị, trên cơ sở thực hiện tốt các chương trình phát triển nông-  lâm nghiệp trọng điểm, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, TPHB cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng quỹ đất hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, xây dựng cánh đồng, khu đồi, hộ nông dân có thu nhập cao, sản xuất thành vùng tập trung để có lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao trên cơ sở giá trị và hiệu quả, gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện đất đai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào sản xuất nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm nghiệp - thuỷ sản... đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.

 

                                                                           Đinh Thắng  

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục