Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2011 tăng 7,8%, nhưng nhìn chung một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nhu cầu vốn gặp nhiều trở ngại.

a
Xuất khẩu chủ yếu dựa vào dệt may, dây, cáp điện... hiệu quả thấp (ảnh Lưu Vân)

Trong khi, giá nguyên vật liệu trong nước cũng như nhập khẩu tiếp tục diễn biến phức tạp.

Công nghiệp chế biến dẫn đầu


So với cùng kỳ năm 2010, 9 tháng năm 2011 ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao nhất (tăng 10,7%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành) như: sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sử dụng trong xây dựng) tăng 71,8%, sản xuất đường tăng 43,2%, sản xuất mô tô, xe máy tăng 19,3%, sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,9%, xay xát sản xuất bột thô tăng 17,6%, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 15,8%, sản xuất bia tăng 15,7%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 13,5%, sản xuất trang phục tăng 13,4%, sản xuất giày, dép tăng 13,3%...

Tuy nhiên, cũng có một số ngành sản xuất giảm trong đó có đóng và sửa chữa tàu giảm 26,7%, sản xuất giường tủ, bàn, ghế giảm 3,3%, sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 23,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 0,3%;

Ngành có mức tăng trưởng đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung toàn ngành là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,6%, trong đó ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9,8%. Tăng trưởng thấp nhất trong cơ cấu ngành và thấp hơn so với mức tăng chung của toàn ngành là ngành khai thác mỏ chỉ tăng 0,8%, trong đó, khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm 0,4%, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh chỉ tăng 1,8%.

Khó khăn về nhu cầu vốn

Đánh giá chung về sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm, Bộ Công thương cho biết, khó khăn lớn hiện nay vẫn là nhu cầu vốn tăng cao do mặt bằng giá các yếu tố sản xuất tăng, nhưng nguồn vốn tín dụng giảm mạnh và lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả đầu tư kinh doanh.

Không thu xếp được vốn nên tình hình thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất tiến độ triển khai vẫn còn rất chậm, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đặt ra và gây lãng phí các nguồn lực huy động.

Tuy nhiên, nhiều biện pháp kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ đã đạt được sự nhất trí và đồng thuận cao của các Bộ, ban ngành và doanh nghiệp, từ đó nỗ lực thực hiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Ngoài ra, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" góp phần nâng cao sức mua trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện triệt để các biện pháp giảm nhập siêu vừa đảm bảo nhập khẩu một cách hợp lý, khuyến khích sử dụng hàng hoá trong nước và mở rộng thị trường.
 
Nhưng để có sự tăng trưởng bền vững và lâu dài cần phát triển hướng vào xuất khẩu. Song hiện nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ chốt có giá trị gia tăng cao chủ yếu tập trung vào gia công da giày, dệt may, dây và cáp điện... nên hiệu quả thấp. Khoảng cách giữa tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng giá trị gia tăng vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa thu hút được sự đầu tư từ các thành phần kinh tế.

 

                                                                       Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục