Kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm gỗ hàng hóa và tăng việc làm cho lao động ở xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy. ảnh: p.v

Kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm gỗ hàng hóa và tăng việc làm cho lao động ở xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy. ảnh: p.v

(HBĐT) - Ngoài công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong những năm qua, kinh tế trang trại góp phần không nhỏ thúc đẩy KT-XH của huyện Lạc Thuỷ phát triển. Từ đó đã hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo được việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

 

Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm qua, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ các hộ khi vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế trang trại từ 40 triệu đồng trở lên sẽ được trích ngân sách hỗ trợ 20% lãi suất. Khi xảy ra thiên tai, gặp trường hợp rủi ro, các hộ được hỗ trợ giống, vốn để khôi phục sản xuất. Những trang trại trồng các giống cây có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Với những chính sách ưu đãi như vậy đã phát huy được nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động của nhân dân phát triển kinh doanh trang trại tổng hợp và phát triển bền vững. Nhiều hộ  yên tâm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tăng về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả SX-KD. Hiện, toàn huyện có 224 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và trang trại tổng hợp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện.  

Các trang trại SX-KD đạt hiệu quả góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn... Điển hình như hộ các ông: Đặng Xuân Sinh ở xã Liên Hoà, Phạm Minh Đức ở xã Phú Thành, Phạm Văn Hùng ở xã Đồng Tâm, Giang Đức Minh ở Phú Lão, Giang Trung Sơn ở thị trấn Thanh Hà, Đinh Thế Lịch xóm Long Giang, xã Lạc Long,  Bùi Văn Liệu ở xóm Đồng Danh, xã Lạc Long... Các trang trại chăn nuôi phát triển đã giải quyết việc làm cho một phần lực lượng lao động nông nhàn trong  nông thôn với tổng số 694 người tham gia lao động, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương. Không chỉ vậy, kinh tế trang trại còn giúp các hộ từ những hộ nghèo vươn lên làm giàu, điển hình như gia đình cụ Hoàng Chung Linh ở khu 13, thị trấn Chi Nê. Từ một hộ khó khăn với 5 nhân khẩu đến nay gia đình cụ đã có 70 gốc nhãn, vải, 117 gốc bưởi Diễn và 50 gốc thanh long ruột đỏ, gần 200 đàn ong, mỗi năm gia đình thu từ mật ong khoảng 60- 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình cụ còn nuôi thêm lợn địa phương, lợn rừng, gà ta thu hàng trăm triệu đồng.

Đến nay, toàn huyện có tổng số vốn sản xuất của các trang trại gần 80 tỷ đồng, bình quân 139 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các trang trại sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư phát triển kinh tế. Diện tích đất các trang trại đang sử dụng 1.430 ha, chiếm 4,48% diện tích nông - lâm nghiệp toàn huyện. Tổng giá trị sản lượng hàng hoá do các trang trại tạo ra đạt trên 25 tỷ đồng, bình quân 112,7 triệu đồng/trang trại. Thu nhập của các trang trại đạt trên 11 tỷ đồng/năm. Số trang trại có giá trị thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên có 159 trang trại. Kinh tế trang trại góp phần làm tăng sản lượng cây lương thực có hạt trên 28.000 tấn, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10%, tăng thu nhập bình quân của huyện lên trên 10 triệu đồng/người/năm. Đồng thời, thúc đẩy mô hình kinh tế nông nghiệp khác phát triển và trở thành điểm tựa về phát triển kinh tế ở địa phương.

 

                                                                             Việt Lâm  

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục