Nông dân khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà đưa nước vào chân ruộng sau thu hoạch để thực hiện canh tác lúa + cá.

Nông dân khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà đưa nước vào chân ruộng sau thu hoạch để thực hiện canh tác lúa + cá.

(HBĐT) - Bà Trần Thị Thếp, khuyến nông viên thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) cho biết: Đặc điểm nổi bật của mô hình canh tác lúa + cá là kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát huy sự tương tác của sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho những phần diện tích lúa kém hiệu quả.

 

Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy đây là phương thức canh tác đơn giản, phù hợp với điều kiện khó khăn của thị trấn, hơn nữa còn mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Chính vì vậy, gần 10 năm nay, mô hình này vẫn được nhiều hộ nông dân áp dụng. Hiện, toàn thị trấn có khoảng 55 ha được duy trì thường xuyên để canh tác lúa + cá.  

Thị trấn Thanh Hà có hơn 270 ha đất nông nghiệp, số hộ làm nông nghiệp khoảng 180 hộ dân. Nhìn chung, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi  khá bấp bênh do điều kiện SX hạn chế về nhiều mặt. Với mô hình canh tác (quảng canh và thâm canh) lúa + cá, ngoài việc sử dụng được lợi thế về nguồn nước mương sẵn có xung quanh các chân ruộng, ưu điểm nổi bật là người dân tận dụng được các phần diện tích chân ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả để thực hiện nuôi thả các loại cá cho thu nhập cao như: rô phi, trôi, trắm... Đặc biệt, khi thâm canh lúa + cá kết hợp, do cá nuôi ở ruộng lúa, cá sẽ sục bùn để tìm mồi ở đáy ruộng, đảo dinh dưỡng từ nền đáy ruộng lúa, diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải ra làm đất ruộng lúa có thêm dinh dưỡng. Những tác động này rõ ràng là rất tốt đối với những chân ruộng trũng, tạo nhiều thuận lợi cho SX vụ chiêm - xuân vốn là vụ lúa chính trong một năm SXNN.

Khuyến nông viên Trần Thị Thếp trao đổi: Sau khi thu hoạch lúa vụ chiêm - xuân, thường thì đến tháng 6, người dân sẽ đưa cá vào ruộng để thực hiện mô hình lúa + cá. Đến tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch cá, năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Như vậy, trên cùng một đơn vị diện tích, thay vì chỉ trồng một vụ lúa chiêm - xuân như trước kia, các hộ dân áp dụng mô hình lúa + cá đã thực hiện canh tác một vụ lúa + một vụ cá kết hợp với chăn nuôi trên bờ, mang lại thu nhập cao hơn trước. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Bạch Công Thắng (khu Thanh Sơn) với quy mô kinh tế trang trại khá lớn, ông dành 2 ha để thâm canh lúa + cá, trừ chi phí đầu tư, thu nhập của gia đình ông đạt khoảng 100 triệu đồng/ năm. “Hiệu quả kinh tế cao và bền vững sẽ là động lực để các hộ nông dân thị trấn Thanh Hà tiếp tục duy trì thành công mô hình canh tác lúa + cá” -  bà Trần Thị Thếp khẳng định.

 

                                                                            Phan Anh

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục