Mặc dù những tháng cuối năm thường là thời điểm các công trình xây dựng ráo riết triển khai và hoàn tất, nhưng do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản đóng băng và nền kinh tế khó khăn, mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) đang rơi vào tình trạng ế ẩm, mãi lực suy giảm.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không có các chính sách kích cầu - sẽ có nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Thị trường ảm đạm

Không như mong đợi của các nhà sản xuất và kinh doanh, thị trường VLXD trong năm 2011 chẳng những không nhộn nhịp trở lại mà còn đang có xu hướng vắng lặng hơn những năm trước. Anh Thành, chủ một cửa hàng kinh doanh các loại VLXD, trang trí nội thất trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, TPHCM cho biết: “Thị trường VLXD mọi năm tuy có tháng sức mua giảm nhưng cũng có những tháng nhộn nhịp để vớt vát trở lại. Tuy nhiên năm nay, đầu năm sức mua các mặt hàng đã giảm so với năm 2010, vậy mà những tháng gần đây mãi lực tiếp tục giảm dù hiện nay mùa mưa sắp qua”. Thế nên, không ít nhà kinh doanh ngành hàng này lâm vào cảnh lao đao.

Anh Trần Tuấn Anh, chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng đèn trang trí các loại tại đường Lê Văn Quới, quận Bình Tân buồn rầu: “Chưa có năm nào tình hình kinh doanh lại gặp khó như năm nay. Mỗi ngày cửa hàng chỉ có lác đác vài khách đến xem hoặc mua những món lặt vặt, họa hoằn lắm mới có người mua nhiều mặt hàng để trang bị cho nhà mới. Trong khi đó, giá thuê mặt bằng kinh doanh cứ cao ngất với mức bình quân 20 triệu đồng/tháng đối với mặt bằng khoảng 4 x 12m để có thể trưng bày các sản phẩm. Với tình hình vắng khách như hiện nay, cửa hàng nào phải thuê mặt bằng thì có tháng lợi nhuận chỉ đủ trả tiền thuê nhà, có tháng không đủ”.

Tại thị trường Hà Nội, tình hình tiêu thụ cũng không thấy có dấu hiệu khả quan hơn. Chị Thanh Vân, một đại lý kinh doanh các mặt hàng ximăng, cát, đá…  tại Kim Chung, Hoài Đức kể: “Từ đầu năm 2011, đặc biệt là từ tháng 5 trở lại đây, doanh số cửa hàng giảm sút nghiêm trọng. Không chỉ mình cửa hàng tôi mà các cửa hàng khác trên địa bàn cũng trong tình trạng tương tự. Nếu như năm ngoái vào thời điểm này nhân viên không kịp vận chuyển cho các đơn hàng thì năm nay hầu hết là ngồi chơi nên họ cũng chán, nghỉ gần hết. Hiện nay, mỗi ngày chỉ có một số khách mua chục bao ximăng và mấy xe cải tiến cát để hoàn thiện nốt công trình, không có đơn hàng nào lớn”.

Chị Vân bảo với tình trạng kinh doanh ế ẩm như hiện tại, nếu phải thuê cửa hàng với giá 10-15 triệu đồng/tháng cộng với tiền trả cho nhân viên chở hàng thì không đủ chi phí. Anh Tùng, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên phố Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội cho hay: “Mọi năm, thời điểm cuối năm sức tiêu thụ VLXD tăng rất mạnh bởi cuối năm thời tiết ít mưa, thuận lợi cho việc xây dựng.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2011 đến nay nhu cầu này chẳng những không tăng lên mà còn có chiều hướng giảm”. Có ngày, cửa hàng của anh chỉ bán được 2-3 tấn thép các loại. Để duy trì được hoạt động của cửa hàng anh đã cho đội ngũ nhân viên tìm đến tận những công trình xây dựng để chào mời, tiếp thị, đồng thời hạ giá thấp nhất có thể cho khách hàng. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cũng không tăng được bao nhiêu.

Doanh nghiệp gặp khó

Không chỉ các nhà kinh doanh bị ảnh hưởng trước sức mua giảm mà các nhà sản xuất lớn nhỏ cũng đã bị tác động ít nhiều đến tình hình hoạt động, nhiều nơi đang bị tồn hàng. Ông Nguyễn Vui, Tổng giám đốc Cty CP trang trí đá Vĩnh Cửu nhìn nhận: “Sức mua trên thị trường VLXD, trang trí nội thất nói chung đã giảm nhiều so với những năm trước. Từ đầu năm đến nay lại có xu hướng giảm dần và tình hình này có thể kéo dài đến năm 2012. Do vậy nên tuy Cty Vĩnh Cửu đã có kế hoạch từ trước về việc tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới, đầu tư mở rộng hệ thống phân phối với kỳ vọng năm 2011 này tăng trưởng 100%, thế nhưng do sức mua trên thị trường này giảm nên sản lượng hàng tiêu thụ của Cty chỉ mới tăng được 40%”.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình mãi lực thị trường VLXD và trang trí nội thất giảm sút, ông Vui nói thêm: Việc mãi lực giảm do nhiều nguyên nhân tác động đến các nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như đối với các nhà đầu tư thị trường bất động sản, do tình trạng lạm phát và lãi suất tăng cao đã khiến nhà đầu tư ngại đầu tư vào thị trường bất động sản, triển khai các dự án. Bên cạnh đó không ít người dân thay vì đầu tư xây dựng nhà để cho thuê thì chuyển sang gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cao. Ngay cả những người có thu nhập thấp, có nhu cầu về nhà ở cũng ngại vay vốn ngân hàng để xây nhà, mua nhà trả góp.

Trước tình trạng mãi lực giảm mạnh, hiện nhiều ngành như thép, ximăng, kính xây dựng… đang bị tồn kho. Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng nhấn mạnh: Do ảnh hưởng chung cả khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách thắt chặt tín dụng dẫn đến thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay khá trầm lắng. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm VLXD giảm đi đáng kể.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2011 sức tiêu thụ ximăng so với cùng kỳ năm 2010 giảm hơn khá nhiều, đặc biệt trong hai  tháng 7 và 8. Tính đến hết tháng 8 năm 2010, sản lượng ximăng tiêu thụ mới đạt 31,65 triệu tấn, tương đương với 57,6% kế hoạch năm và bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2010. Thực tế hiện nay, khi thị trường không mấy sáng sủa thì các doanh nghiệp sản xuất lại càng đau đầu hơn với việc duy trì sản  xuất. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất ximăng ở Việt Nam đang trong giai đoạn phải trả nợ mua thiết bị công nghệ. Nếu việc tiêu thụ không được như kế hoạch thì dòng tiền để trả nợ cũng không được như kế hoạch. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng hiện nay đang chịu áp lực về chi phí tài chính bởi giá ximăng thấp trong khi giá nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng tăng cao khiến cho lợi nhuận sản xuất ngày càng giảm.

Trong khi đó, do sức tiêu thụ chậm nên lượng sản phẩm còn tồn đọng khá lớn. Để giải quyết bài toán  này, các doanh nghiệp sản xuất ximăng đã xúc tiến xuất khẩu ra các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Châu Phi. Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm, toàn ngành xi măng đã xuất khẩu 3,15 triệu tấn sản phẩm ximăng và clinker. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cũng chỉ là biện pháp tình thế nhằm điều tiết thị trường trong nước, duy trì sản xuất đảm bảo đáp ứng được khi có nhu cầu tăng trưởng về ximăng.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất ximăng và sản xuất sắt, thép cũng là một trong số những ngành có chỉ số tiêu thụ tăng chậm (ngành sản xuất ximăng tăng 6,2%; sản xuất sắt, thép tăng 1%).  Ông Cao Anh Kiệt, Phó Tổng giám đốc Cty thép Thủ Đức cho biết: “Đây là năm sức tiêu thụ thép xây dựng giảm khoảng 20-30%. Thế nên hiện nay Cty không sản xuất hết công suất để hàng tồn mà chỉ sản xuất sao cho lượng hàng tồn chỉ trong khoảng 2.000 - 3.000 tấn”.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam thông báo: “Tuy tháng 8 lực tiêu thụ thép có dấu hiệu cải thiện hơn so với những tháng trước với sản lượng tiêu thụ tăng lên khoảng 50.000 tấn nhưng đến tháng 9, sức tiêu thụ thép giảm trở lại với mức giảm khoảng 100.000 tấn. Do những tháng trước các đại lý, cửa hàng ngưng nhập hàng thì đến thời điểm tháng 8 nhiều nơi nhập hàng trở lại sau khi đã bán bớt hàng. Tháng 9, sức mua giảm trở lại.

Từ tháng 5 đến nay, có thể đánh giá sức tiêu thụ thép trên thị trường đứng ở mức trung bình thấp, với mức tiêu thụ bình quân hiện nay khoảng 380.000 - 390.000 tấn/tháng. Nguyên nhân chính do tình hình khó khăn tài chính và giảm đầu tư công nên các công trình xây dựng giảm đi. Trước tình hình này, hiện các Cty không chôn vốn vào hàng tồn, chỉ sản xuất cầm chừng để lượng thép tồn xấp xỉ mức 390.000 tấn tương đương với lượng thép tiêu thụ trong một tháng”.

 

                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục