Nông dân xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong)  thu hoạch ngô lai trên đất 1 vụ.

Nông dân xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong) thu hoạch ngô lai trên đất 1 vụ.

(HBĐT) - Anh Phạm Thanh Trưởng, Phó phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2010 là và 27,2% theo số liệu điều tra, rà soát mới năm 2011 là hơn 24%, giảm 3% so với năm 2010. Để đạt được kết quả đó, Cao Phong đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ưu đãi nhằm hỗ trợ hộ nghèo giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

Từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong đã huy động tổng số vốn hơn 2.347 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo giải quyết việc làm và phát triển kinh tế. Theo anh Trưởng, với nguồn vốn này, huyện đã giải quyết cho vay hơn 100 dự án là các mô hình trang trại, chăn nuôi gia súc quy mô lớn giúp người dân tận dụng lợi thế đất vườn, nguồn lao động tại chỗ.

 

Từng là một hộ nghèo trong thời gian đầu mới tách hộ ở riêng do thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm SX nhưng đến nay, gia đình anh Bùi Văn Quyết ở xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong được nhiều người biết đến bởi làm ăn khá giả. Cũng như nhiều thanh niên trẻ trước đây, khi mới lập gia đình được bố mẹ chia cho ít ruộng vườn để lập nghiệp; anh thường giao khoán ruộng vườn cho vợ và đi làm thuê thành phố. Tuy nhiên, sau một vài mùa đi làm thuê, ráo mồ hôi là hết tiền, anh nghĩ đến việc làm ăn lâu dài và bền vững hơn. Được Đoàn TN tín chấp cho vay vốn và được trực tiếp đi tập huấn hướng dẫn đầu tư nguồn vốn, anh đã mạnh dạn bỏ toàn bộ số vốn vay được đầu tư mua máy xay xát và xây dựng chuồng trại nuôi lợn giống. Ngoài ra, anh cũng phá bỏ vườn tạp và đầu tư trồng mía, nuôi nhốt trâu, bò. “Ban đầu chỉ là một, hai lợn nái và gần 1 ha mía nhưng mình mở rộng dần quy mô” - anh Quyết tâm sự. Đến nay, mô hình kinh tế của gia đình anh đã phát triển bền vững với hai lợn nái và hơn 30 chục lợn thịt hàng năm. Cùng với nguồn thu nhập từ mía, gia đình anh có tổng nguồn thu 50-60 triệu đồng /năm.

 

Cũng giống như gia đình anh Quyết, gia đình chị Bùi Thị Diền, xã Dũng Phong cũng bắt đầu công cuộc XĐ -GN từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện. Chị cho biết: Với 15 triệu đồng nguồn vốn hỗ trợ SX của NHCSXH huyện, gia đình đã đầu tư nuôi bò nhốt. Sau hơn 5 năm bắt đầu bằng dự án nuôi bò, trồng mía tím để phát triển kinh tế lâu dài, chị đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng. Tìm được hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế, đến nay, gia đình chị có thu nhập hơn 100 triệu đồng /năm. Thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên, chị đã đầu tư hệ thống nước sạch sinh hoạt, nguồn điện thắp sáng và có điều kiện lo cho con ăn học, đầu tư tạo việc làm.

 

Không chỉ gia đình chị Diền, hiện nay, với hình thức tín chấp qua các cấp hội, đoàn thể, nhiều hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo huyện Cao Phong đã được tiếp cận với các nguồn vốn, tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Tính đến thời điểm này, HPN huyện đã nhận ủy thác với NHCSXH huyện quản lý 52 tổ vay vốn và tiết kiệm với hơn 2.349 hội viên tham gia, tổng số vốn quản lý hơn 3 tỷ đồng. Cùng với NH CSXH huyện, HPN Cao Phong đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, xử lý các trường hợp lãi tồn đọng, nợ quá hạn. Phối hợp với các ngành chức năng chuyển giao KH -KT, lập phương án sản xuất, quản lý kinh doanh cho hơn 5.400 lượt hội viên, mở 396 lớp tập huấn kiến thức nông -lâm- ngư nghiệp cho hơn 11.000 lượt hội viên phụ nữ.

 

Nhờ đó, nhiều hội viên nghèo của huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Toàn huyện có 1.260 phụ nữ làm kinh tế giỏi, 194 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo...

 

Tận dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo huyện Cao Phong đã dần ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong, tính đến thời điểm này, thu nhập bình quân trong huyện đạt hơn 11 triệu đồng /người/năm.

 

 

                                               Đinh Hòa

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 9/5

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 9/5, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xây dựng Nghị định quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá đất

Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến về xây dựng Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định quy định về giá đất. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

Là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) đang bị chậm tiến độ vì vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB).

Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục