Chỉ trong vòng 1 tuần, 3 “trụ cột” của hệ thống ngân hàng (NH) gồm Agribank, Vietinbank và Vietcombank đã đồng loạt tuyên bố giảm lãi suất (LS) cho vay từ 1-2%/năm (trước đó, BIDV cũng đã giảm LS). Động thái này của 4 NH đang chiếm 60% nguồn cung tín dụng toàn thị trường được kỳ vọng sẽ kéo mặt bằng LS chung giảm thực sự.

 

4 “ông lớn” giảm trước

Theo Agribank, kể từ 22.12, tại hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch của NH này ở khắp cả nước, LS cho vay bằng VNĐ được hạ bình quân từ 1-1,5%/năm cho mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể, LS cho vay ngắn hạn sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp đối với hộ sản xuất thấp nhất là 15,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm thấp nhất là 14,5%/năm; cho vay các ngành nghề sản xuất khác 17%/năm. Trước đó, từ 16.2, Vietcombank áp mức LS cho vay tối thiểu chỉ còn 14,5%/năm đối với khách hàng xuất khẩu thanh toán qua Vietcombank. LS cho vay các đối tượng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa; sản xuất, xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn là 15%/năm. Tại BIDV và Vietinbank, LS cũng có mức giảm tương tự, từ 1-2%/năm, dòng vốn được hướng vào lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ.

 
Thị trường đang chờ đợi lãi suất cho vay sẽ được giảm mạnh và đồng đều giữa các ngân hàng - Ảnh: A.Vũ

Sự kiện này thực sự có ý nghĩa khi trước đó trong hơn 1 năm, các DN phải hứng chịu rất nhiều khó khăn khi nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, NH Nhà nước thắt lại cung tiền, hạ mức tăng trưởng tín dụng. Chính sách này giúp cho lạm phát kể từ tháng 9.2011 bắt đầu hạ nhiệt, chỉ số CPI từ đó liên tục giảm, chỉ ở mức bình quân 1% cho tới tháng 1.2012. Thế nhưng, hệ lụy là thanh khoản hệ thống NH bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, một số NH khó khăn nguồn vốn đã đẩy cuộc đua LS huy động lên rất cao, dẫn đến LS cho vay tăng lên tới 18-20%/năm, thậm chí 25%/năm. LS cao, DN không tiếp cận được vốn, sản xuất, kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho chất đống. Đã có khoảng gần 50.000 DN phải đóng cửa, không ít DN khác thua lỗ.

Chờ các NH khác

Cơ sở có thể hạ được LS, theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Agribank, chủ yếu do NH tiết giảm chi phí kinh doanh, tích cực thu hồi nợ xấu. “Việc hạ LS khiến Agribank giảm lợi nhuận, nhưng chúng tôi đã quyết định cơ cấu lại chi phí, tiết giảm một cách tối đa” - ông Bảo nói.

Lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn trên 19%/năm

LS cho vay giảm, tuy nhiên lĩnh vực phi sản xuất và cho vay tiêu dùng sẽ vẫn phải chịu LS cao. Tại Agribank, LS cho vay phi sản xuất và tiêu dùng thấp nhất là 19%/năm. Tại ACB, LS cho vay mua ô tô dao động từ 21-22%/năm…

Cụ thể, từ 1.3.2012, toàn bộ biển quảng cáo ngoài trời của Agribank sẽ được rà soát lại để cắt giảm chi phí. Cùng với đó, trên 2.300 chi nhánh được cơ cấu lại, giảm bớt chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM, các chi nhánh làm ăn không hiệu quả, cắt giảm chi hành chính nội bộ… Để cân đối được nguồn cung vốn, Agribank sẽ thu hồi các khoản nợ xấu, đặc biệt nợ trong cho vay bất động sản (BĐS), chứng khoán, chuyển sang cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. “Năm ngoái, tổng số vốn Agribank cung thêm ra nền kinh tế trên 40.000 tỉ đồng, trong đó nguồn hút thêm vào 25.000 tỉ đồng, còn 15.000 tỉ thu nợ từ BĐS, tiêu dùng. Năm nay, thu nợ BĐS rất khó khăn, nhưng chúng tôi quyết tâm bán dự án, chuyển đổi chủ nợ, chủ đầu tư, thu hồi 10.000 tỉ đồng cho vay nông nghiệp, sản xuất” - ông Bảo nói. Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Vietcombank cũng cho biết hiện nay khi LS đầu vào 14%/năm chưa hạ, việc hạ LS cho vay khiến lợi nhuận của NH giảm xuống khá nhiều. Tuy nhiên, nhờ có nguồn tiền gửi thanh toán lớn từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức kinh tế khác, Viecombank có đủ cơ sở để giảm LS một cách thực sự cho đại bộ phận các DN trong lĩnh vực sản xuất.

Bốn NH lớn của nhà nước hoặc do nhà nước nắm giữ cổ phần chủ yếu đã tiên phong giảm LS, thị trường đang chờ đợi động thái tương tự từ các NH còn lại. Ông Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá, 4 NH nói trên cùng nằm trong nhóm 1 (tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2012), chiếm khoảng 55-60% nguồn cung tín dụng toàn thị trường, tiềm lực tài chính mạnh hoàn toàn có cơ sở để kéo các NH khác cùng giảm LS cho vay xuống. Tuy nhiên, hiện tại các NH mới chủ yếu giảm LS nhờ cắt giảm chi phí, nếu muốn giảm ổn định thì phải chờ tín hiệu rõ nét hơn từ LS huy động. “Điều kiện để giảm LS huy động, thứ nhất lạm phát phải giảm rõ rệt; thứ hai, quan hệ giữa tốc độ và quy mô tín dụng phải hợp lý với huy động vốn toàn hệ thống, thu ngân sách không căng thẳng. Điều hành chính sách tiền tệ nhịp nhàng, đảm bảo LS trên thị trường liên NH ngắn hạn ổn định từ 12-14%/năm. Bên cạnh đó, thanh khoản của tất cả các NH kể cả quy mô nhỏ và lớn được quản trị tốt. Các yếu tố này đang xuất hiện, nhưng để rõ nét cần có thêm một thời gian ngắn nữa” - ông Bảo nói.

Một vấn đề khác của thị trường LS là trong khi LS huy động đã đưa về 14%/năm thì LS cho vay vẫn rất cao, khiến chênh lệch giữa LS đầu vào và đầu ra lên đến 4-9%. Ông Bùi Tấn Tài - Phó tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB) thừa nhận, chênh lệch giữa LS huy động và cho vay khoảng 3-3,5% là hợp lý, còn mức chênh lệch 4-9% hiện nay không đúng bản chất. Tuy nhiên, do các NH cổ phần không dễ gì huy động được vốn với LS 14%/năm nên phải tìm nguồn vốn trên các thị trường khác như liên NH… với giá cao hơn, ở mức khoảng 18%/năm, dẫn đến tình trạng trên. Dù vậy, trong tình hình như hiện nay, chênh lệch này chắc chắn sẽ phải giảm. Theo ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc VPBank, tình hình thanh khoản của các NH đã dần được cải thiện, mặt bằng LS cho vay trong thời gian tới dự báo sẽ giảm xuống nên mức chênh lệch giữa LS huy động và cho vay sẽ không còn nhiều.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục