Năng suất thấp, giá thành cao, lại kém an toàn vệ sinh thực phẩm... Có thể nói trái cây VN không chỉ tự “làm yếu” sức cạnh tranh ngay trên sân nhà mà còn rước lấy nguy cơ bị “cấm cửa” trên trường quốc tế.

Ngay cả hội thi trái ngon cũng phát hiện trái cây nhiễm dư lượng thuốc BVTV. Ảnh: L.T
Đó là lời cảnh báo mà các chuyên gia đã phát đi tại Hội thảo “Chuỗi giá trị sản phẩm VAC an toàn 2012” vừa diễn ra ngày 16.4 tại TP.Cao Lãnh.
Tự làm hẹp ngay cửa rộng
TS Võ Mai - Phó Chủ tịch VACVINA - cho biết, trái cây là mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất thế giới với gần 103 tỉ USD/năm, cao hơn 10 lần so lúa gạo, cao su, càphê. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng; trong khi đó, khả năng sản xuất toàn cầu chỉ tăng 2,8%/năm. Với trên 776000ha cây ăn trái (riêng ĐBSCL 285.800ha) và có cả 4 loại trái cây được ưu chuộng nhất thế giới (dứa, xoài, bơ và đu đủ) VN rất có lợi thế “ăn nên làm ra” trên lĩnh vực này. Thế nhưng trên thực tế trái cây VN có vị trí khá khiêm tốn trên trường quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do những bất cập về giá thành, năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm... TS Võ Mai nhấn mạnh: “Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 30-40%, năng suất chỉ bằng 60% và giá thành cao 5-8 lần so một số quốc gia trong khu vực”... Đáng nói nhất là xoài, mặt hàng “ăn khách” của thế giới, giá thành của VN cao gấp 15 lần. Ngoài ra, có trên 90% hàng xuất khẩu phải mang thương hiệu của người khác... chỉ vì thiếu và yếu trong công tác xây dựng thương hiệu. Việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trên sản phẩm trái cây cũng đang báo động... đỏ.
Thênh thang đường lên phía trước
ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin (Sở NNPTNT Đồng Tháp) - cho rằng: “Chúng ta có rất nhiều cơ hội và hoàn toàn có thể cải thiện tình hình, nhất là với mặt hàng trái xoài”. Bởi theo ThS Tuyên, hiện VN có nhiều thuận lợi hơn so với Philippines cách đây 4 năm. Năm 2008, sản phẩm xoài của Philippines liên tục bị Úc, Nhật, Trung Quốc “cấm cửa” vì vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau đó chính phủ nước này đã tập trung đầu tư trọn gói từ chăm sóc cho đến xử lý sau thu hoạch... nên đến 2010 trở thành quốc gia xuất khẩu xoài đứng hàng thứ 8 thế giới. Theo ThS Tuyên, để giải quyết vấn đề này, quan trọng nhất là cần có cơ chế kích thích. Tại Thái Lan, sau khi có chính sách, Cty P&E Techno đã chi 2.008.097 USD để trang bị máy xử lý hơi nước nóng để duy trì chất lượng xoài trước khi xuất khẩu. Nhờ đó mà Thái Lan trở thành quốc gia dẫn đầu xuất khẩu xoài vào Nhật. Thực tế ở Thái Lan cho thấy, sau khi đầu tư bản hướng dẫn tường tận từ cách gọt vỏ cho đến chế biến, Thái Lan đã vươn lên thành đệ tam anh hào thế giới về xuất khẩu xoài.
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.
(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.