Cô và trò trường tiểu học xã Mông Hóa tìm hiểu lịch sử kháng chiến của quân và dân huyện Kỳ Sơn bên Tượng đài chiến thắng cầu Mè.

Cô và trò trường tiểu học xã Mông Hóa tìm hiểu lịch sử kháng chiến của quân và dân huyện Kỳ Sơn bên Tượng đài chiến thắng cầu Mè.

(HBĐT) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trên mảnh đất Kỳ Sơn anh dũng, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, không khí hân hoan chào đón kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước lan tỏa khắp các nẻo đường. 37 năm trước đây, quân và dân các dân tộc trong huyện đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của “hậu phương lớn đối với tiền tuyền lớn”, góp phần giữ vững nền độc lập, tự do của đất nước.

 

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968), cùng với trực tiếp chiến đấu chống máy bay và bắt phi công Mỹ, nhân dân trong huyện còn đóng góp hàng vạn ngày công phục vụ chiến đấu. 100% dân quân tự vệ đăng ký “ba sẵn sàng”, hàng trăm thanh niên, quân dự bị nộp đơn tình nguyện vào bộ đội hoặc xin trở lại quân đội. Nhiều nam, nữ thanh niên xung phong tham gia các tổ cứu thương, cứu hỏa, ứng cứu giao thông. Phụ nữ hăng hái với phong trào “ba đảm nhiệm”, các cụ phụ lão với phong trào “bạch đầu quân”, các cháu thiếu niên-nhi đồng tham gia “làm nghìn việc tốt”, phong trào “mẹ chiến sĩ” của các mẹ, các chị góp phần động viên bộ đội, dân quân chắc tay súng diệt thù. Trong thời kỳ này, cùng với huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn được tỉnh chọn làm thí điểm ở 4 xã về xây dựng làng chiến đấu để rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn tỉnh nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho chiến tranh nhân dân ở địa phương, đánh bại âm mưu xâm lược của địch. Tinh thần chiến đấu ngày càng được nâng cao. Mỗi làng bản, đồng ruộng, ngọn đồi, khe suối đều trở thành trận địa, ụ súng phục kích bắn máy bay. Mỗi người đều trở thành chiến sỹ kiên cường vừa tích cực sản xuất, vừa dũng cảm chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, đế quốc Mỹ đã đánh phá 64 địa điểm trên địa bàn huyện, trút xuống 224 quả bom phá, 48 thùng bom bi, 54 quả tên lửa, 50 quả rốc két. Quân dân Kỳ Sơn đã tham gia 107 trận, bắn rơi 1 máy bay F4, 1 máy bay F105, đóng góp hàng vạn ngày công phục vụ chiến đấu, hàng nghìn người con Kỳ Sơn tiếp bước cha anh ra tiền tuyến. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1975), địch đã đánh vào huyện 22 lần với 314 quả bom phá, 13 thùng bom bi, 540 quả bom xuyên, 21 bom cháy, 10 quả tên lửa... Quân dân Kỳ Sơn bắn rơi 1 máy bay địch, bắt giặc lái. Sau khi đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ, nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh sản xuất, dốc toàn lực chi viện cho tiền tuyến, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua 10 năm (1965-1975) làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, tất cả để chiến thắng quân thù, toàn huyện đã động viên 2.296 thanh niên nam, nữ lên đường đi chiến đấu trên mọi chiến trường, gấp 6 lần huy động trong kháng chiến chống Pháp, gấp 13 lần trong những năm thực hiện nghĩa vụ quân sự (1955-1964); có 80 người đạt  danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, 604 người đã anh dũng hy sinh, 305 người là thương binh. Toàn huyện đã đóng góp 3.750 tấn lương thực, 1.250 tấn thực phẩm phục vụ kháng chiến. Ghi nhận những thành tích trong kháng chiến, năm 1998, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Mông Hoá vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Năm 2000, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Kỳ Sơn, xã Hợp Thành được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Tiếp đó, đến năm 2003, các xã Dân Hạ, Phú Minh, Hợp Thịnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.       

    

Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, nhân dân huyện Kỳ Sơn đã giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Kinh tế tăng trưởng khá, an ninh lương thực được đảm bảo, sản xuất CN-TTCN phát triển. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ được quan tâm chú trọng. Tình hình ANCT-TTATXH được giữ vững, ổn định. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%, 99,98% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 9 trường học đạt chuẩn quốc gia, 6 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% gia đình, 7 làng, KDC đạt văn hóa.

 

 

                                                                         Hà Thu

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục