Nhờ trồng lặc lày, nhiều hộ dân xã Cư Yên (Lương Sơn) đã thoát nghèo.

Nhờ trồng lặc lày, nhiều hộ dân xã Cư Yên (Lương Sơn) đã thoát nghèo.

(HBĐT) - Năm 2008, xã Cư Yên được sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch, trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ đã mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con xã Cư Yên (Lương Sơn) trồng lặc lày theo phương pháp hữu cơ mang hiệu quả kinh tế cao. Đây là phương pháp tận dụng phân chuồng hoai mục đã được ủ kỹ để chăm sóc cho cây mà không sử dụng đến bất cứ một loại phân bón hóa học nào. Nhờ phương pháp này mà mỗi vụ thu hoạch, người trồng lặc lày đã thu được nhiều quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của thị trường trong nước, đặc biệt, mức thu nhập có thể đạt từ 100-120 triệu đồng/ ha/năm.

 

Vụ xuân - hè năm nay, toàn xã trồng được 68 ha hoa màu, trong đó có 5 ha trồng lặc lày. Cây lặc lày được đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, được thị trường ưa chuộng và người tiêu dùng chấp nhận nên giá bán khá cao, nếu bán lẻ bà con bán được giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, còn đổ buôn với giá hiện tại 15.000 đồng/kg. Bà con xóm Rậm cho biết, có ngày bán từ 2-3 tấn quả cho các thương lái từ khắp các nơi đến thu mua. Trừ chi phí, công chăm sóc, người trồng lặc lày vẫn có lãi gấp 2 - 3 lần   so với trồng lúa và các loại hoa màu khác.

 

Ông Hoàng Anh Đào, Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: Cây lặc lày đứng được trên đồng đất xã   Cư Yên và trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng.  Cây lặc lày trồng được hơn 10   năm nay, nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn.   

 

Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 3,65%, thu nhập bình quân năm 2011 ước đạt 13,5 triệu đồng/ người/năm. Cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên. Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Phúc ở xóm Rậm, năm 2008 được sự giúp đỡ của tổ chức Phát triển nông thôn Đan Mạch, chị đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích 700 m2 từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lặc lày. Qua một vài năm chăm sóc, chị nhận thấy loại cây này đứng vững được trên thị trường, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Năm 2010, chị tiếp tục mở rộng diện tích lên 1.400 m2 . Với điện tích hiện có, gia đình chị  mỗi ngày thu về 300.000-400.000 đồng. Trừ chi phí, lãi được hơn 30 triệu đồng mỗi năm.

 

Giờ đây, lặc lày không chỉ được trồng ở xã Cư Yên mà nhân rộng ra các xã trong huyện như: Nhuận Trạch, Tân Vinh, Hợp Hòa... Sản phẩm làm ra của người nông dân còn được giới thiệu, quảng bá tại các phiên chợ, hội chợ. Đặc biệt, từ tháng 5/2009, loại quả sạch này có mặt tại siêu thị Big C (Hà Nội).

 

 

 

                                                                   Phạm Đình Thủy

                                                         (Trung tâm khuyến nông tỉnh)

 

Các tin khác

Nhân dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) tích cực làm vệ sinh môi trường khu vực tập trung đông dân cư. Ảnh: P.V
Không có hình ảnh
Các đại biểu thăm quan mô hình sản xuất thử giống lúa lai CT 16 và TH 7 - 2 tại xóm Chùa, xã Tử Nê.
Phát triển TTCN - dịch vụ - một hướng thoát nghèo của nhiều xóm, bản tỉnh ta. ảnh: Nhiều hộ dân ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) có thêm thu nhập từ làm chổi chít.

Lương Sơn: Trên 370 triệu đồng hỗ trợ sản xuất cho nông dân

(HBĐT) - Vụ xuân 2012, huyện Lương Sơn đã trích ngân sách trên 370 triệu đồng hỗ trợ sản xuất cho nông dân trong huyện.

DQS bàn giao tàu chở dầu thô có trọng tải lớn nhất

Ngày 3/6, tại khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) đã khánh thành và bàn giao tàu chở dầu thô có trọng tải 104.000 tấn cho chủ tàu là Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí - PV Trans.

Hết sức nghiêm túc vì danh dự quốc gia

Ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN) Trần Việt Thanh cho biết các bên liên quan đến ba dự án bị Đan Mạch tạm dừng tài trợ sẽ làm việc với nhau để xác định xem sai phạm đến đâu.

Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc: Khởi nghiệp cùng người nghèo

(HBĐT) - Cùng với cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc, chúng tôi đến xã Cao Sơn. Điểm dừng chân đầu tiên là hộ anh Khương Đức Thụ, xóm Sèo với mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Các KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững

(HBĐT) - Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập theo Quyết định số 718/QĐ-TTg, ngày 7/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007; là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng QLNN các KCN trên địa bàn tỉnh và cung ứng dịch vụ cho các DN trong KCN.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc về đầu tư XDCB, GPMB, TĐC trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 31/5, đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Lương Sơn về đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn huyện Lương Sơn. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục