(HBĐT) - Là thương binh nặng hạng 2/4, mất 61% sức khỏe nhưng ông Đinh Như Thích, xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn vươn lên làm giàu trên vùng đất mới, trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh tế giỏi của xã Cao Sơn.

 

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em, năm 1970, chàng trai Đinh Như Thích theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Lào. Trong một trận đánh ác liệt, ông bị thương nặng, được chuyển ra Bắc điều trị. Năm 1977, sức khỏe bình phục, ông xin phục viên về nhà và lập gia đình. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ ban đầu gặp nhiều khó khăn lại thêm vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhiều khi ông thấy bất lực, muốn từ bỏ tất cả. Nhưng rồi nghĩ  mình là trụ cột gia đình, không thể để vợ con đói khổ mãi được. Năm 1982, vì dòng điện của Tổ quốc, gia đình ông cùng với những người dân vùng hồ sông Đà, xã Tiền Phong đã chuyển lên tái định cư trên vùng đất mới Cao Sơn. Trên trận tuyến mới ông luôn tích cực tham gia công tác xã hội và xây dựng kinh tế ở địa bàn.  Chia sẻ với chúng tôi, ông Thích cho biết:  Hoàn cảnh gia đình lúc ấy vô cùng khó khăn lại không có vốn, đói kém thường xuyên nên tôi luôn nung nấu  ý chí phải tự mình vươn lên làm giàu trên mảnh đất này. Thời kỳ đó, xã Cao Sơn là một xã kinh tế nghèo nhất huyện, chưa có điện, giao thông xuống cấp đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao. Năm 1990, ông được bầu làm Chủ nhiệm HTX. Trong cương vị mới, ông luôn trăn trở tìm cách củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, xây dựng Cao Sơn thành một vùng quê giàu có. ông nhận thấy Cao Sơn là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa thoát được nghèo là do lối canh tác cũ, lạc hậu, chưa có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Để tìm hướng đi cho mình, năm 2006, với số tiền ít ỏi dành dụm được cùng với số tiền vay từ Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, ông quyết tâm đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, ông còn nhận thêm 2 ha đất rừng trồng cây lâu năm để lấy gỗ kết hợp với trồng một số cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn... và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.   Nhờ chăm chỉ làm ăn nên việc chăn nuôi của ông không ngừng phát triển, ngoài chăn nuôi lợn thịt, gia đình ông còn nuôi lợn nái cho xuất bán 2 lứa/năm. Bên cạnh đó, gia đình ông còn thu nhập từ luồng, hàng năm trừ các chi phí gia đình ông thu từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Năm 2011, được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về ổn định dân cư phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, gia đình ông được hỗ trợ nuôi 1 con bò giống lai Sind.

 

Ngoài thành công trong trong lao động sản xuất, ông Thích còn là thương binh gương mẫu, luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo, xứng đáng với lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Nhiều năm liền gia đình ông đều đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

 

                                                  Bùi Thoa (Báo in 28 A1)

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục